ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Xạ Can, rẻ quạt, Tên khoa học, Thành phần hóa học, Tác dụng chữa bệnh của cây (Belamcanda sinensis)

Theo Đông y, xạ can vị đắng, tính lạnh vào 2 kinh Phế Can. Có tác dụng giáng hỏa (hạ sốt), giải độc, tiêu thoát nước. Dùng chữa các bệnh viêm cổ họng sưng amiđan và sùi vòm họng (VA), chữa ho đờm tắc, tức ngực, bụng chướng, thở gằn, phụ nữ tắc kinh

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L), họ Lay ơn (Iridaceae); Tên khác Xạ can – Lacho (Lâm đồng).

Tên khác: Rẻ quạt; Xạ can; lưỡi đòng

Mô tả cây: Cây rẻ quạt là một cỏ sống lâu năm, cao tới 1m, thân rễ mọc bò, cỏ lá mọc hình thẳng đứng và xòe ra hai bên, sắp xếp theo mặt phẳng dẹt giốn như nan quạt, lá hành mũi mác dài, hơi có bẹ, gân song song, lá dài 20 – 40cm, rộng 2 – 4cm. Hoa tự, dài 20 – 40cm, cuống gầy, mềm, hoa có cuống, bao hoa có sáu cánh màu cam đỏ, điểm những đốm tía, hoa nở vào mùa hạ. Quả nang hình trứng có 3 van, hạt xanh đen, hình cầu bóng. Cây rẻ quạt mọc hoang và được trồng làm cảnh ở vườn hoa.

Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Belamcandae) - Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang là vết tích của lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm, đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm, rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu. Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe gỗ. Phiến cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh và làm thuốc. Trồng bằng nhánh của thân rễ vào đầu mùa mưa. Thu hái thân rễ vào mùa thu hay quanh năm. Thân rễ có đốt ngắn màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng thơm, cứng. Có thể dùng tươi (rửa sạch, giã với ít muối) hoặc rửa sạch phơi khô hay sấy khô, khi dùng ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi khô, dùng dần.

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa tectorigenin (có tác dụng ức chế dị ứng), irigenin, tectoridin, iridin, 5, 3-dihydroxy-4’,5’-dimethoxy-6,7-methylendioxyisoflavon, dimethyltectorigenin, irisfloretin, muningin, các iristectorigenin A và B,…

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm. Thân rễ và lá đều nhuận tràng, lợi tiêu hóa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị: 1. Viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch; 2. Sang độc sưng đau; trong tai đau nhức, sưng amygdal, sưng vú, tắc tia sữa; 3. Ðại tiện không thông; 4. Ðau bụng khi thấy kinh. Dùng ngoài trị vết thương trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.

Ở Thái Lan, người ta dùng lá trị rối loạn kinh nguyệt. Liều dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hoặc bột, làm viên ngậm uống. Dùng ngoài, giã thân rễ tươi với ít muối, vắt lấy nước ngậm nuốt dần, bã đắp tại chỗ đau.

Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.

LƯU Ý:

Người dạ yếu, lạnh bụng (tỳ vị hư hàn) phụ nữ có thái không được dùng.


Cách dùng theo dân gian:

Hỗ trợ chữa viêm họng cấp tính:

Viêm họng nhẹ: Lấy 9gam rẻ quạt, 6gam bạc hà, 6gam cam thảo, 9gam kim ngân hoa đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Viêm họng nặng: Lấy 12gam rẻ quạt, 12gam cát cánh, 8gam hoàng cầm, 8gam cam thảo đem sắc lấy nước uống trong ngày. Thời vua chúa, 4 vị thuốc này thường được tán thành bột và trộn đều vào nhau. Khi sử dụng, lấy thuốc ra uống cùng nước đun sôi để ngoại.

✔ Chữa viêm họng, đau họng từ bên ngoài: Lấy 10 – 20 gam thân rễ rẻ quạt tươi, nhúng qua nước sôi, đem giã nát với muối hạt. Nước ngậm và nuốt dần, bã thuốc đem hơ nóng và đắp và cổ.

✔ Chữa viêm họng hạt: Một củ rẻ quạt tươi 50g, rửa sạch, nướng chín, giã nhỏ, cho ít muối vào và cho vào lọ nút kín. Mỗi ngày lấy 2-3g ngậm và ngậm 2-3 lần trong ngày, sau đó bỏ bã. Dùng liên tục trong 5-7 ngày.

✔ Điều trị viêm phế quản mãn tính: Cây rẻ quạt khô 5g, hoàng cầm, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2g sắc nước uống hàng ngày.

✔ Điều trị ho, có đờm, điều trị sưng vú, tắc sữa, đại tiểu tiện không thông, quai bị: Dùng 10g cây khô sắc với 800ml nước để uống hàng ngày.

✔ Trị hen suyễn ở trẻ: Xạ can, khoản đông hoa mỗi vị 6g, ma hoàng, gừng tươi mỗi vị 3g, tử uyển và bán hạ chế mỗi vị 9g, tế tân, ngũ vị tử mỗi vị 1,5g. Sắc 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 7-10 ngày.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau: có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết như: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa.

Xạ can 6 - 16g, sắc uống, ngoài dùng Xạ can tươi giã nát đắp ở cổ trị viêm họng cấp.

Xạ can, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi thứ 12g, Cam thảo 8g, sắc nước uống.

2. Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn.

Xạ can Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lược): Xạ can, Ma hoàng mỗi thứ 8g, Khoản đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Khương bán hạn 8g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 3 quả sắc nước uống. Trị hen thể hàn tốt.

3. Trị Chyluria (chứng đái đục): Mỗi ngày dùng Xạ can 15g, sắc nước uống gia đường vừa đủ chia 3 lần uống hoặc làm thành viên uống 10 ngày là 1 liệu trình. Trường hợp bệnh đã lâu gia Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, nước tiểu có máu gia Sinh địa, Tiên hạc thảo mỗi thứ 15g. Tác giả đã trị 104 ca, tỷ lệ khỏi 90,4% (Tạp chí Trung y 1981,5:364). Một tác giả khác, Tống kiến Hoa dùng Xạ can mỗi ngày 12, 15, 20, 25g, sắc nước chia 3 lần uống. Trị 87 ca, kết quả khỏi 85,1% (Tạp chí Trung y 1986,11:66).

Liều thường dùng: 6 - 10g.

Ghi chú: Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi: " Xạ can được coi là vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn".

Thông tin khác:

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân rễ màu vàng, không mùi, vị đắng, hơi cay. Thành phần gồm: mảnh bần, tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu nâu; mảnh mô mềm, tế bào tròn chứa hạt tinh bột; hạt tinh bột nhỏ, hình tròn hay hình xoan, đường kính 5-17 µm, không rõ vân, riêng lẻ hay thành đám gồm 4-7 hạt đơn; tinh thể calci oxalat hình kim rất lớn nguyên hay bị đứt gãy, dài 130-160 μm, rộng 12-25 μm; mảnh mạch vạch; khối chất nhựa màu đỏ nâu.

Thông tin thêm về nhận biết và tên gọi của cây Rẻ Quạt, Vị thuốc xạ can

Cây rẻ quạt hay còn gọi xạ can, lưỡi đồng (Tên khoa học: Iris domestica) là một loài cây bụi thuộc họ Diên vĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Loài này được (L.) Goldblatt & Mabb. mô tả khoa học đầu tiên năm 2005.

Tên đồng nghĩa (Tên khoa học khác)

Belamcanda punctata, Moench

Gemmingia chinensis, (L.) Kuntze

Iris chinensis, Curtis

Ixia chinensis, L.

Morea chinensis

Pardanthus chinensis (L.) Ker Gawl.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Xạ Can, rẻ quạt, Tên khoa học, Thành phần hóa học, Tác dụng chữa bệnh của cây (Belamcanda sinensis)

Theo Đông y, xạ can vị đắng, tính lạnh vào 2 kinh Phế Can. Có tác dụng giáng hỏa (hạ sốt), giải độc, tiêu thoát nước. Dùng chữa các bệnh viêm cổ họng sưng amiđan và sùi vòm họng (VA), chữa ho đờm tắc, tức ngực, bụng chướng, thở gằn, phụ nữ tắc kinh

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Belamcanda sinensis (L), họ Lay ơn (Iridaceae); Tên khác Xạ can – Lacho (Lâm đồng).

Tên khác: Rẻ quạt; Xạ can; lưỡi đòng

Mô tả cây: Cây rẻ quạt là một cỏ sống lâu năm, cao tới 1m, thân rễ mọc bò, cỏ lá mọc hình thẳng đứng và xòe ra hai bên, sắp xếp theo mặt phẳng dẹt giốn như nan quạt, lá hành mũi mác dài, hơi có bẹ, gân song song, lá dài 20 – 40cm, rộng 2 – 4cm. Hoa tự, dài 20 – 40cm, cuống gầy, mềm, hoa có cuống, bao hoa có sáu cánh màu cam đỏ, điểm những đốm tía, hoa nở vào mùa hạ. Quả nang hình trứng có 3 van, hạt xanh đen, hình cầu bóng. Cây rẻ quạt mọc hoang và được trồng làm cảnh ở vườn hoa.

Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Belamcandae) - Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang là vết tích của lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm, đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm, rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu. Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe gỗ. Phiến cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh và làm thuốc. Trồng bằng nhánh của thân rễ vào đầu mùa mưa. Thu hái thân rễ vào mùa thu hay quanh năm. Thân rễ có đốt ngắn màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng thơm, cứng. Có thể dùng tươi (rửa sạch, giã với ít muối) hoặc rửa sạch phơi khô hay sấy khô, khi dùng ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi khô, dùng dần.

Thành phần hóa học: Thân rễ chứa tectorigenin (có tác dụng ức chế dị ứng), irigenin, tectoridin, iridin, 5, 3-dihydroxy-4’,5’-dimethoxy-6,7-methylendioxyisoflavon, dimethyltectorigenin, irisfloretin, muningin, các iristectorigenin A và B,…

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm. Thân rễ và lá đều nhuận tràng, lợi tiêu hóa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị: 1. Viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch; 2. Sang độc sưng đau; trong tai đau nhức, sưng amygdal, sưng vú, tắc tia sữa; 3. Ðại tiện không thông; 4. Ðau bụng khi thấy kinh. Dùng ngoài trị vết thương trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.

Ở Thái Lan, người ta dùng lá trị rối loạn kinh nguyệt. Liều dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hoặc bột, làm viên ngậm uống. Dùng ngoài, giã thân rễ tươi với ít muối, vắt lấy nước ngậm nuốt dần, bã đắp tại chỗ đau.

Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.

LƯU Ý:

Người dạ yếu, lạnh bụng (tỳ vị hư hàn) phụ nữ có thái không được dùng.


Cách dùng theo dân gian:

Hỗ trợ chữa viêm họng cấp tính:

Viêm họng nhẹ: Lấy 9gam rẻ quạt, 6gam bạc hà, 6gam cam thảo, 9gam kim ngân hoa đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Viêm họng nặng: Lấy 12gam rẻ quạt, 12gam cát cánh, 8gam hoàng cầm, 8gam cam thảo đem sắc lấy nước uống trong ngày. Thời vua chúa, 4 vị thuốc này thường được tán thành bột và trộn đều vào nhau. Khi sử dụng, lấy thuốc ra uống cùng nước đun sôi để ngoại.

✔ Chữa viêm họng, đau họng từ bên ngoài: Lấy 10 – 20 gam thân rễ rẻ quạt tươi, nhúng qua nước sôi, đem giã nát với muối hạt. Nước ngậm và nuốt dần, bã thuốc đem hơ nóng và đắp và cổ.

✔ Chữa viêm họng hạt: Một củ rẻ quạt tươi 50g, rửa sạch, nướng chín, giã nhỏ, cho ít muối vào và cho vào lọ nút kín. Mỗi ngày lấy 2-3g ngậm và ngậm 2-3 lần trong ngày, sau đó bỏ bã. Dùng liên tục trong 5-7 ngày.

✔ Điều trị viêm phế quản mãn tính: Cây rẻ quạt khô 5g, hoàng cầm, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2g sắc nước uống hàng ngày.

✔ Điều trị ho, có đờm, điều trị sưng vú, tắc sữa, đại tiểu tiện không thông, quai bị: Dùng 10g cây khô sắc với 800ml nước để uống hàng ngày.

✔ Trị hen suyễn ở trẻ: Xạ can, khoản đông hoa mỗi vị 6g, ma hoàng, gừng tươi mỗi vị 3g, tử uyển và bán hạ chế mỗi vị 9g, tế tân, ngũ vị tử mỗi vị 1,5g. Sắc 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 7-10 ngày.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Trị viêm đường hô hấp trên cổ sưng đau: có thể dùng độc vị hoặc phối hợp thêm các vị thuốc nhuận phế hóa đàm lợi yết như: Hoàng cầm, Cát cánh, Cam thảo, Khoản đông hoa.

Xạ can 6 - 16g, sắc uống, ngoài dùng Xạ can tươi giã nát đắp ở cổ trị viêm họng cấp.

Xạ can, Hoàng cầm, Cát cánh mỗi thứ 12g, Cam thảo 8g, sắc nước uống.

2. Trị viêm phế quản thể hen hoặc hen phế quản: thuốc có tác dụng hóa đàm bình suyễn.

Xạ can Ma hoàng thang (Kim quỷ yếu lược): Xạ can, Ma hoàng mỗi thứ 8g, Khoản đông hoa 12g, Tử uyển 12g, Khương bán hạn 8g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 3 quả sắc nước uống. Trị hen thể hàn tốt.

3. Trị Chyluria (chứng đái đục): Mỗi ngày dùng Xạ can 15g, sắc nước uống gia đường vừa đủ chia 3 lần uống hoặc làm thành viên uống 10 ngày là 1 liệu trình. Trường hợp bệnh đã lâu gia Xuyên khung 9g, Xích thược 12g, nước tiểu có máu gia Sinh địa, Tiên hạc thảo mỗi thứ 15g. Tác giả đã trị 104 ca, tỷ lệ khỏi 90,4% (Tạp chí Trung y 1981,5:364). Một tác giả khác, Tống kiến Hoa dùng Xạ can mỗi ngày 12, 15, 20, 25g, sắc nước chia 3 lần uống. Trị 87 ca, kết quả khỏi 85,1% (Tạp chí Trung y 1986,11:66).

Liều thường dùng: 6 - 10g.

Ghi chú: Theo tài liệu của Giáo sư Đỗ tất Lợi: " Xạ can được coi là vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú, tắt tia sữa, chữa kinh nguyệt đau, thuốc lọc máu. Có nơi dùng chữa rắn cắn: nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn".

Thông tin khác:

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột thân rễ màu vàng, không mùi, vị đắng, hơi cay. Thành phần gồm: mảnh bần, tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu nâu; mảnh mô mềm, tế bào tròn chứa hạt tinh bột; hạt tinh bột nhỏ, hình tròn hay hình xoan, đường kính 5-17 µm, không rõ vân, riêng lẻ hay thành đám gồm 4-7 hạt đơn; tinh thể calci oxalat hình kim rất lớn nguyên hay bị đứt gãy, dài 130-160 μm, rộng 12-25 μm; mảnh mạch vạch; khối chất nhựa màu đỏ nâu.

Thông tin thêm về nhận biết và tên gọi của cây Rẻ Quạt, Vị thuốc xạ can

Cây rẻ quạt hay còn gọi xạ can, lưỡi đồng (Tên khoa học: Iris domestica) là một loài cây bụi thuộc họ Diên vĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Loài này được (L.) Goldblatt & Mabb. mô tả khoa học đầu tiên năm 2005.

Tên đồng nghĩa (Tên khoa học khác)

Belamcanda punctata, Moench

Gemmingia chinensis, (L.) Kuntze

Iris chinensis, Curtis

Ixia chinensis, L.

Morea chinensis

Pardanthus chinensis (L.) Ker Gawl.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280