Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực! |
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
Phật Thích Ca đến thành Quảng Nghiêm, nói kinh Dược Sư dưới cây Tiếng Nhạc là cây Thông. Phật thuyết pháp trong rừng thông, gió lay động làm tiếng thông reo, người có tâm thanh tịnh cảm nhận như là tiếng nhạc Trời. Thành Quảng Nghiêm là tên khác của thành Tỳ Da Ly, nơi Phật đã thuyết kinh Duy Ma. Đây là thành phố tương đối văn minh, sạch đẹp, con người và thiên nhiên sống hài hòa với nhau. Đức Phật đưa đại chúng đến thành phố an vui, để nói việc vui; Phật thuyết pháp tùy duyên là như thế. Đến thành Quảng Nghiêm, một cảnh vui tươi, an lạc, khác với cảnh chết người của thành Vương Xá.
Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát hỏi Phật về Tịnh độ của các Đức Phật; nói cách khác, ngoài thành này còn có thành nào tốt đẹp hơn nữa hay không. Đức Phật trả lời rằng từ đây hướng đến phương Đông cách mười muôn ức cõi nước chư Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly trên căn bản của 12 lời nguyện, trong đó cũng có những nguyện giống với 48 nguyện của Đức Phật Di Đà. 12 lời nguyện này để ứng vào hoàn cảnh xã hội và yêu cầu của mọi người ở Ta-bà.
Nguyện thứ nhất, Đức Dược Sư phát nguyện chứng được Vô thượng Bồ-đề là đạt được trí tuệ tột đỉnh để giúp cho mọi người hết khổ, được an vui và họ biết phục vụ lại người khác. Vì Ngài biết rõ tất cả chúng ta đều có khả năng mang an vui, hạnh phúc cho mình, cho người; nhưng vì thiếu trí tuệ, bị vô minh ngăn che, nên không thể giải thoát, không làm được việc lợi ích cho đời.
Thời Phật Dược Sư xa xưa vậy mà Ngài đã biết được lợi ích vô cùng của trí tuệ. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy sức mạnh của con người không bằng con hổ, con voi, nhưng khống chế được chúng nhờ trí tuệ.
Và thời hiện đại là thời văn minh khoa học, cũng do trí tuệ loài người được phát huy cao, nên tạo ra được những tiện nghi tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Nhưng loài người phát huy trí tuệ mà không có tình thương chỉ đạo, không hướng đến việc phục vụ con người một cách tốt đẹp, mà lại gây ra đau khổ rất nhiều cho chính con người và cho muôn loài. Thí dụ con người tìm ra nguyên tử năng là sức mạnh lớn nhất, nhưng không sử dụng để phục vụ hoàn toàn cho con người; trái lại, dùng nó để giết người. Điển hình là hàng triệu người chết vì bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Hoặc trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ cũng sử dụng vũ khí hiện đại là chất độc da cam, khiến cho chiến tranh chấm dứt đã bốn mươi năm mà vẫn còn để lại hậu quả thực là thảm khốc cho nhiều người.
Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất. Thế giới Cực lạc của Đức Phật Di Đà cũng vậy. Đó là hai mô hình thế giới văn minh của Phật chỉ có tình thương và xây dựng hạnh phúc tối đa cho người dân; ở Tịnh độ đó không có ác độc, nguy hiểm, giết người, đói khát, bệnh tật, đau khổ… như thế giới văn minh của loài người ngày nay thường hủy diệt mạng sống của con người và các loài hữu tình khác, cũng như gây ra vô số bệnh tật quái ác, tạo ra những rủi ro vô cùng, hiểm nguy vô tận.
Bồ-tát muốn cứu chúng sanh, phải có trí tuệ cao nhất để khai thác tài nguyên trong không gian, trong lòng đất nhằm phục vụ con người mà không gây thiệt hại cho các loài, cho sự sống của trái đất. Và Đức Phật Dược Sư đã đạt được mục tiêu đó. Ngài chuyển những khó khăn thành tiện nghi tốt nhất của thế giới thuần tịnh, cũng đẹp nhất và an vui nhất như Cực lạc vậy.
Tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến lời nguyện thứ nhất của Đức Dược Sư, chúng ta nỗ lực nâng hiểu biết của mình lên đến tầm cao. Giả sử chúng ta sanh về đó, cũng để học hỏi, thực hành và xây dựng được thế giới văn minh như Đức Phật Dược Sư; không phải để hưởng thụ.
Thật vậy, Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư có những vị Bồ-tát như Nhựt Quang, Nguyệt Quang, Dược Vương, Dược Thượng, Bảo Đàn Hoa… và nhiều vị Bồ-tát lớn. Các Ngài là những bậc thầy có trí tuệ tuyệt vời để chúng ta theo học, chắc chắn việc kiến tạo những Tịnh độ không phải là việc làm ngoài tầm tay của chúng ta.
Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư là có được thân như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang chiếu mười phương khiến cho chúng hữu tình trông thấy là được an lành.
Người Ta-bà phát triển trí tuệ, nhưng thân tâm ác độc, ô uế, nên đã tạo ra khổ đau cho nhau. Thực tế cho thấy con người càng khôn thì càng làm khổ nhiều người. Ngày xưa, con người đánh nhau bằng tay, sau đánh bằng đá, cho đến bằng gươm giáo và tiến đến súng đạn, vũ khí tàn phá giết người hàng loạt. Văn minh kèm theo tâm tham vọng và sự ác độc đã gây tác hại vô cùng cho chính con người và cho mọi loài.
Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư rất hay, nên thầy cũng phát nguyện tu theo. Thân tâm của Đức Phật Dược Sư tinh sạch hoàn toàn, đọc đến đây, tự xét thân và tâm chúng ta có tì vết hay không, để chúng ta bắt đầu điều chỉnh, sửa lần. Tâm trong sạch là không phiền não, nghiệp chướng, trần lao. Còn ba thứ này là có tì vết. Và tất nhiên người thấy tì vết của ta, họ sẽ chỉ trích. Tu hành, chấp nhận sự phê phán của người, không buồn giận; nhưng cám ơn họ, vì ta không thể thấy lỗi của mình. Họ không thích, không kính, vì ta có lời nói không êm tai, mát lòng tiêu biểu cho khẩu nghiệp. Từ khẩu nghiệp, mới tạo thành ngôn ngữ mà người không chấp nhận. Còn thân nghiệp vì mình đã tạo nhiều tội, nên thân hôi dơ, xấu xí, bệnh hoạn.
Vì thế, tu hành, chúng ta chuyển đổi nghiệp thân thành thân công đức, bằng cách dùng thân này phục vụ chúng sanh hay xã hội. Thầy thấy nhiều người có ngoại hình không đẹp, nhưng họ biết tu, lo phục vụ người khác; đó là dùng công đức trang nghiêm thân, nên họ cũng được nhiều người quý mến. Do làm công việc tốt mà nhận được cảm tình của người khác là dùng công đức trang nghiêm. Người nghĩ đến ta, hay nhìn thấy ta là thấy việc tốt của ta. Chúng ta tu hành không có gì trang nghiêm, làm sao người thương. Phải dùng công đức trang nghiêm như Đức Phật Dược Sư. Về thân bên ngoài, dễ thấy nhất, nên lo phục vụ, không gây phiền hà thì người ta sẽ nghĩ mình tốt, biết lo cho mọi người.
Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm lỗi của mình. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Ngoài ra, làm nhiều việc lợi ích cho đời, khiến người phát tâm là đã thể hiện phần nào ý nghĩa của Đức Dược Sư nguyện “Chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân ta và được an lành”.
Song song với thân trong sạch, sâu kín trong tâm chúng ta cũng nhận chân được tâm duyên khởi lên vọng tưởng điên đảo, hay tâm lắng yên. Phải giữ cho tâm trí lắng yên. Chúng ta tụng kinh, lễ Phật, kinh hành, ăn uống, nói chung, mọi sinh hoạt đều phải ở trong trạng thái tỉnh thức, tâm trí lắng yên. Thí dụ, ăn thì lo ăn, không nghĩ ngon dở; vì tâm lắng yên, không phân biệt thức ăn. Chỉ cần ăn để sống, là ăn trong tỉnh thức, tâm không phân biệt là không vọng niệm, nên thức ăn ngon dở cũng vậy. Còn khởi tâm thức ăn dở thì nuốt không vô. Tụng kinh cũng vậy, tập trung tâm trí, theo dõi lời Phật dạy, suy nghĩ về những lời nguyện của Đức Dược Sư như thế nào mà Ngài thành Phật. Đức Phật Thích Ca nói về việc làm của Đức Phật Dược Sư để nhắc nhở chúng ta làm theo Ngài. Nói cách khác, Đức Phật đưa ra mẫu người tiêu biểu là Đức Phật Dược Sư nhằm dạy chúng ta hành Bồ-tát đạo, để tự trang nghiêm mình, trong tương lai chúng ta cũng đạt được quả vị như Đức Phật Dược Sư.
Nguyện thứ ba của Đức Phật Dược Sư là sử dụng được phương tiện; vì thông minh và đạo đức, nhưng không có phương tiện, không làm được. Thí dụ, phải có bình lọc nước là phương tiện để lọc nước cho sạch; cũng vậy, tâm người dơ bẩn thì phải có pháp để thanh lọc tâm cho trong sạch. Vì thế, Đức Phật Thích Ca khẳng định rằng vì chúng sanh nhiều nghiệp chướng, nên Ngài đưa ra nhiều pháp môn là những phương tiện tu để hóa giải. Điển hình như trước kia Đức Phật không theo pháp tu khổ hạnh nữa, khiến năm anh em Kiều Trần Như nghĩ xấu về Ngài. Đến khi Đức Phật thành đạo, Ngài trở lại giáo hóa năm vị này. Họ nhận thấy Phật thân tâm thanh tịnh, nên tôn kính, mới độ được họ. Đức Phật tìm được phương pháp tu để hóa giải những suy nghĩ cố chấp của họ, giúp họ đắc được quả vị La hán.
Ngày nay, hành đạo Bồ-tát ở Ta-bà, đối tượng của chúng ta là chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Niệm Phật Dược Sư, nhớ nghĩ đến lời nguyện thứ ba của Ngài, chúng ta cũng cố gắng tìm cách tốt nhất để hóa giải chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Nếu chưa hóa giải được ba thứ này trở nên tốt đẹp, chúng ta cũng không cho chúng tác hại tâm mình.
Nguyện thứ tư, nếu có người theo tà đạo, Đức Dược Sư khiến họ trở về Chánh đạo. Nếu theo Nhị thừa, Ngài khiến họ cầu Vô thượng giác. Phải có khả năng, uy tín, đạo lực, mới chuyển đổi được người khác đi theo con đường chân chánh. Không đủ uy tín, đạo lực mà nói là bị họ giết, như ở Ấn Độ có 93 tôn giáo, trong đó có nhiều người rất ác; nói khác là họ giết liền.
Xưa kia, Đức Phật Thích Ca cảm hóa được hàng tà đạo, người mê tín, vì Ngài có đủ ba nguyện đầu tiên giống như Đức Phật Dược Sư. Ngày nay, cũng có tà đạo rất nhiều. Tà đạo làm sai trái và dọa nạt người. Đức Dược Sư nhận thấy rõ khi tu Bồ-tát đạo, nói họ không nghe, còn bị giết. Vì thế, Ngài nguyện rằng sau khi thành Phật, Ngài sẽ giáo hóa những người xấu ác này. Với người theo tà đạo, Ngài khiến họ trở về Chánh đạo. Người tu Nhị thừa, hay Thanh văn thì chỉ nhận, không cho, khất thực xong rồi tu cho riêng họ. Duyên giác thì lo phát huy hiểu biết của tự thân. Sống trong xã hội, nếu mọi người chỉ lo riêng bản thân mình, dễ tạo ra sự tranh chấp. Thấy như vậy, Đức Phật Dược Sư nguyện chuyển tâm ích kỷ của người thành tâm vị tha, tức cầu Vô thượng giác. Phát Bồ-đề tâm, thấy được lợi ích vô cùng của sinh hoạt toàn diện hài hòa là vô ngã vị tha và phát huy mọi việc làm theo hướng kết hợp tất cả cùng thăng hoa. Tuy nhiên, muốn làm được việc chung như thế, bản thân ta phải làm trước, phải có nhận thức đúng đắn nhất, đời sống cao thượng nhất và đầy đủ phương tiện nhất, thì người mới theo. Nói cách khác, phải thành tựu ba điều đầu tiên như Đức Dược Sư là trí tuệ tuyệt đỉnh, thân như ngọc lưu ly và đủ phương tiện trí, mới làm được việc thứ tư là chuyển hóa được ngoại đạo và Nhị thừa.
Tụng kinh Dược Sư, nghĩ đến nguyện thứ tư của Ngài, chúng ta từ bỏ tâm ích kỷ để cùng sống hài hòa với đại chúng, phát huy tâm vô ngã vị tha trên bước đường tiến đến Vô thượng Bồ-đề.thứ năm, với người tu Nhị thừa, Đức Dược Sư khiến họ phát tâm Bồ-đề và phát tâm rồi, Ngài khiến họ có được Tam tụ tịnh giới.
Nguyện thứ năm, với người tu Nhị thừa, Đức Dược Sư khiến họ phát tâm Bồ-đề và phát tâm rồi, Ngài khiến họ có được Tam tụ tịnh giới.
Chưa thành Phật, chúng ta có lúc tốt, lúc xấu. Nhưng không tốt là hủy phạm thì đọa vào ba đường ác. Thí dụ người cúng dường, bố thí một khoảng thời gian lại khởi ác tâm, tức tâm đã thay đổi. Nhẹ nhất là thoái Bồ-đề tâm, từ bỏ tâm vị tha, theo cách sống vị kỷ; nhưng hậu quả tệ hơn nữa là thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, hoàn cảnh sống khó khăn thêm. Khi thoái tâm, phạm sai lầm như vậy, đáng lẽ bị đọa ác đạo; nhưng ta nhớ đến Đức Phật Dược Sư có trí tuệ tuyệt vời và công đức lực giáo hóa vô cùng, thì tiến tu trở lại được và thân tâm ta cũng được thanh tịnh.
Nguyện thứ sáu, Đức Phật Dược Sư thấy trên cuộc đời này có nhiều người thân hình xấu xí, bị người khinh chê, ruồng bỏ, vì tai điếc, mắt mù, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng. Những người này đau khổ, họ càng ác nữa, thì sẽ bị đọa. Đức Phật Dược Sư nghĩ cứu họ, vì Ngài có trí phương tiện, là có cách giải quyết cho họ thoát khổ.
Nhắc đến nguyện này của Đức Dược Sư, chúng ta nhớ lại Đức Phật Thích Ca khen ngợi việc làm lợi ích của các Bồ-tát. Lúc ấy các vị Tỳ-kheo mới nói với Phật rằng họ đã xuất gia, không còn tài sản thì phát tâm Bồ-đề làm được gì. Phật trả lời chỉ sợ tâm hạ liệt của các ông thôi, nếu có tâm cứu giúp vẫn làm được. Tìm đối tượng thấp hơn để dạy dỗ, họ vẫn nghe. Thí dụ ở thành phố không bằng ai, nhưng các thầy cô trẻ về vùng sâu, vùng dân tộc, chắc chắn giảng được. Mỗi người đều có ưu điểm riêng và vận dụng ưu điểm đó thì ai cũng làm được. Phật dạy các vị Tỳ-kheo khất thực có nhiều thức ăn, có thể chia sẻ cho người khác, hay cho chim ăn vài hột cơm vẫn được.
Đức Phật Dược Sư có trí phương tiện để giúp đỡ, chuyển đổi cuộc sống của người ăn hại trở thành người hướng đến Vô thượng Bồ-đề là người tốt. Nếu biết tu, sống theo lời Phật dạy, lần lần cũng được giải thoát. Kinh Pháp hoa nhắc rằng gã cùng tử nghèo khổ vào chùa ở, chỉ quét lá cũng có cơm ăn, chỗ ở, áo mặc. Nhưng nếu biết tiết giảm sự tiêu xài, có được thặng dư, vẫn giúp người khác được.
Niệm Phật Dược Sư, chúng ta noi theo gương tốt của Ngài, giúp đỡ những người kém may mắn hơn ta. Tùy phước báo, uy tín, khả năng của mỗi người chúng ta mà đóng góp cho những mảnh đời bất hạnh có được những nụ cười hạnh phúc, chắc hẳn Phật Dược Sư cũng đưa tay dẫn chúng ta tiến thêm trên con đường tốt lành này.
Nguyện thứ bảy, với những người bị bệnh hiểm nguy, lại nghèo khổ, không nhờ vả ai được, vì mọi người đều xa lánh họ. Phật Dược Sư tìm cách cứu giúp họ thoát khỏi bệnh, thân tâm được thanh tịnh, được mọi người thương yêu gần gũi.
Ngày nay, lời nguyện này của Đức Phật Dược Sư được thể hiện qua hình ảnh từ bi của các nhà sư Thái Lan dấn thân vào hoạt động cứu giúp những người mắc bệnh Aids. Tại những trung tâm do các nhà sư xây dựng và điều hành, tình thương vô ngã vị tha của người đệ tử Phật đã ban phát cho những người mắc căn bệnh quái ác của thế kỷ, mà ít ai dám gần gũi. Các sư đã hướng dẫn bệnh nhân áp dụng pháp Phật, để cắt được cơn đau hành hạ thân xác, giải tỏa được tâm khổ đau vì bệnh nghiệp và chuẩn bị tinh thần cho họ xả thân được nhẹ nhàng khi rời bỏ kiếp người tạm bợ này đến một thế giới an lành.
Nguyện thứ tám, với người mang thân phụ nữ chịu nhiều đau khổ, Phật Dược Sư cũng có cách hướng dẫn họ tu hành, chuyển thành thân nam, bằng cách chuyển đổi tâm người nữ và chuyển nghiệp của người nữ. Tâm người nữ là tâm yếu đuối, cần người chăm sóc. Nay nương theo Đức Phật Dược Sư, tự phấn đấu đi lên. Sinh hoạt thực tế cho thấy cũng có những phụ nữ làm được nhiều việc quan trọng hơn nam giới. Vì vậy, người nữ cần thay đổi tánh yếu hèn và nỗ lực vươn lên để tạo nam tính. Chuyển nữ thành nam bằng cách phát huy trí tuệ, thấp nhất cũng có việc làm, cao hơn là giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong xã hội như làm tổng thống, bộ trưởng, chủ tịch…, tức thể hiện được trí tuệ và phước báo hơn người. Tuy mang thân phụ nữ, nhưng ý chí như đàn ông, là đã tạo được những yếu tố cần có của nam giới.
Trước khi tu, nghĩ rằng cần lập gia đình để sống, cần có người bạn đời để nương tựa, cần có những tình cảm ủy mị. Nhưng tu theo Phật Dược Sư, người phụ nữ phát tâm làm việc từ thiện, giúp đỡ người khác, biết tự sống độc lập, tự tạo sự nghiệp bằng chính đôi tay và khối óc của mình, biết tự tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống, biết vui với cái vui của người khác...
Nguyện thứ chín, nếu có người sa vào lưới ma, bị tà giáo ràng buộc,Đức Phật Dược Sư hóa giải cho họ không còn sợ kẻ tà. Làm được như vậy, vì Đức Dược Sư có uy lực lớn hơn kẻ tà, thì họ mới sợ và Ngài mới khuyên được họ từ bỏ con đường tà. Ngài chuyển tâm họ hướng đến Vô thượng Chánh đẳng giác, nhờ sống trong Chánh pháp, nên kẻ tà ác không hại được, gọi là tà bất cảm chánh.
Nguyện thứ mười, với những người phạm phải sai lầm, bị giam cầm, Đức Phật Dược Sư có nguyện lớn cứu những người vô minh này bằng cách đưa họ về thế giới Tịnh Lưu Ly. Nếu họ ở Ta-bà, sẽ bị ba loại ma bao vây, không thoát được, nhất là ngũ ấm ma, tức nghiệp bên trong và thiên ma bên ngoài gây khó khăn, khó thoát khỏi.
Được về thế giới Tịnh Lưu Ly tu, dù làm công hèn hạ cũng không bị nợ đòi. Trước nhất, ở thế giới của Ngài, tâm được yên thì mới tháo gỡ được vô minh; còn ở đây, vô minh này lại sanh ra sai lầm khác. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly và Ngài giáo dưỡng cho người ở đó trở thành người tốt, giỏi, đạo đức, sau đó cho họ trở về Ta-bà để trả nợ.
Tụng kinh Dược Sư, chúng ta cũng theo hạnh của Ngài, trong phạm vi chuyên môn, hướng dẫn người sống và làm việc theo hướng tốt đẹp để không phạm kỷ luật, làm được việc và có cuộc sống bình an.
Nguyện thứ mười một, những người cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác, Đức Phật Dược Sư khiến họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật, khiến họ được Vô thượng Bồ-đề. Đây là cách giải quyết riêng của thế giới Tịnh Lưu Ly mà chúng ta ở đây khó hiểu được, nên không dám bàn đến. Nhưng theo thầy, ăn chay thì không sát hại sanh mạng của các loài. Và tiến lên, giảm việc ăn uống, ăn vừa đủ sống, cho đến ăn nhẹ, ăn ít; vì nhu cầu vật chất của ta không nhiều, có thể tự giải quyết được và còn dư thừa để bố thí cho người nghèo thiếu.
Nguyện thứ mười hai, người nghèo khổ không có áo mặc, Đức Dược Sư cho họ chẳng những đầy đủ đồ dùng, mà còn có dư đồ tốt đẹp.
Hai nguyện sau cùng liên quan đến việc cơm ăn, áo mặc được Đức Phật Thích Ca giải quyết cho người tu ở Ta-bà bằng “Tam thường bất túc”, nghĩa là ăn mặc ít, sống phạm hạnh, không đòi hỏi vật chất nhiều. Nhưng Đức Phật Dược Sư cho biết ở thế giới Tịnh Lưu Ly, người dân được ăn mặc thoải mái.
Tóm lại, Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung, có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ-tát đạo.
Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ-tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ-tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
Để chuẩn bị hành trang về thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư, thiết nghĩ chúng ta tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến đức hạnh của Ngài, nghĩ đến thế giới thuần tịnh của Ngài, chắc chắn phải nỗ lực tu tạo theo những hạnh nguyện của Đức Dược Sư. Đó chính là những thềm thang cho chúng ta bước đến thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài.
HT.Thích Trí Quảng
Nguồn: Báo giác ngộ
- Tam đức lục vị là gì ?
- Người học Phật có nên chọn ngày tốt và xem phong thủy?
- Thực vật cũng có sinh mạng, ăn chay chẳng phải là sát sinh hay sao?
- Trồng nhân lành sẽ hái quả lành, trồng nhân ác sẽ hái quả ác
- Chăm sóc tâm linh trong y khoa có phải là mê tín dị đoan?
- Sư trụ trì chùa Ba Vàng tên thật là Vũ Minh Hiếu, từng là giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân
- Khi ta yêu mà làm khổ nhau thì không phải là tình yêu đích thực
- Những điều người ăn chay cần tránh, phần đông số người ăn chay đều phạm các lỗi này.
- Phật giáo thẩm thấu vào các nhà tù ở Scotland
- Tướng số con người cố định hay thay đổi được không
Sức khỏe đời sống
- Thuốc và sức khỏe
- Dinh dưỡng
- Thế giới tâm linh
- Đông tây y kết hợp
- Vắc xin tiêm phòng bệnh
- Thuốc tây y
- Bệnh viện - Trung tâm y tế
- Vệ sinh an toàn thực phẩm - Dược Phẩm
- Món Ăn Ngon Lại Còn Chữa Bệnh
- Món chay ngon
- Những bài văn khấn thông dụng
- Thực phẩm Hữu Cơ Organic
- Phật Pháp và Cuộc Sống
- Nhà Thuốc Đông Y Việt Nam
- Hỏi đáp thắc mắc
- Những vị thuốc nam Y học Cổ truyền Việt Nam
- Kiến thức Làm đẹp
- Đông y trị bệnh
- Vận mệnh năm 2020
Bài thuốc nam chữa bệnh
- Tổng hợp những cây thuốc nam, cây thảo dược trị bệnh tiểu đường
- Bài thuốc ngâm rượu: Cách chọn bài thuốc ngâm rượu phù hợp với cơ địa từng người
- Những bài thuốc đông y chữa bệnh khó có thai
- Những bài thuốc Đông y chữa bệnh mất ngủ, đau đầu
- 17 Bài thuốc đông y dễ làm chữa bệnh hôi nách hiệu quả tận gốc
- Những món ăn bài thuốc Nam y chữa bệnh Viêm gan hiệu quả
- Những bài thuốc Nam chữa bệnh hiệu quả từ lá, quả, vỏ và rễ cây Nhàu
- Những Bài thuốc đông y chữa viêm Viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả
- Những bài thuốc đông y trị viêm xoang, viêm xoang mạn tính, hiệu quả nhất
- Những Bài thuốc đông y chữa viêm amidan hiệu quả nhất dùng cho người lớn và trẻ em
Bệnh ung thư
- Bệnh ung thư vú
- Bệnh ung thư máu
- Ung thư vòm họng
- Ung thư dạ dày
- Ung thư gan
- Bệnh Ung Thư ở Trẻ Em
- Ung thư và sản phẩm tự nhiên
- Những phát hiện mới về bệnh Ung Thư
Cây thuốc Nam
- Cây Kê Huyết Đằng
- Cây Bồ Công Anh
- Sâm Ngọc Linh
- Cây Tam Thất
- Nấm Linh Chi
- Cây Kim Ngân Hoa
- Cây cỏ xước
- Cây Thiên Môn
- Cây gai
- Cây địa hoàng
- Đông trùng hạ thảo
- Cam thảo nam hay Cam thảo đất
- Nghiên cứu Dược Liệu
- Cây Hà Thủ Ô
Bệnh thường gặp
- Ung thư
- Vô sinh
- Bệnh trẻ em
- Bệnh truyền nhiễm
- Tai mũi họng
- Bệnh bướu cổ
- Bệnh sỏi thận
- Bệnh viêm xoang
- Bệnh Thần kinh
- Bệnh tim mạch
- Kiến thức chăm sóc bé
- Bệnh khớp - Viêm khớp
- Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
- Bệnh về tiêu hóa ở trẻ em
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Bệnh trĩ
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gut - gout
- Bệnh cao huyết áp
- Bệnh Gan- Viêm gan
- Bệnh AIDS - SIDA - HIV
- Bệnh hen
- Bệnh ngoài da thường gặp
- Chữa bệnh mất ngủ tại nhà
- Kiến thức Phụ Nữ Sau Sinh cần biết
- Thai sản
- Các thuốc không dùng khi mang thai, cho con bú
- Thu hồi toàn quốc Kem bôi mắt của Công ty TNHH MTV thương mại và xuất nhập khẩu Kỳ Phong chứa paraben
- Cục Quản Lý Dược Đình Chỉ Lưu Hành và Tiêu Hủy Mỹ Phẩm Không Đạt Chất Lượng Của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khang Thịnh
Tin mới đăng
- Thu hồi toàn quốc Kem bôi mắt của Công ty TNHH MTV thương mại và xuất nhập khẩu Kỳ Phong chứa paraben
- Cục Quản Lý Dược Đình Chỉ Lưu Hành và Tiêu Hủy Mỹ Phẩm Không Đạt Chất Lượng Của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khang Thịnh
- Cảnh Giác với 'Thần Y' Khoác Áo Tu Hành
- Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm Gammaphil - Chai 125ml
- Công Dụng và Tác Dụng Phụ của Cây Xạ Đen Trong Đông Y
Cây thuốc quý
- Cây Xạ Can, rẻ quạt, Tên khoa học, Thành phần hóa học, Tác dụng chữa bệnh của cây (Belamcanda sinensis)
- Cây Diệp hạ châu, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây (Phyllanthus urinaria L)
- Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Nấm Linh chi, Nấm lim - Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm
- Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây
Bạn cần biết
- Nghe nhà sư giảng về nguồn gốc tâm linh của ung thư
- Mười công đức lớn của việc phát tâm in kinh Phật
- Chuỗi tràng hạt Phật giáo, nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng
- Xem bộ tranh nhân quả báo ứng ai cũng nên xem để biết
- Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu
- Quả báo kinh hãi mang đến cho tội tà dâm, Ngoại tình
- Tổng thống Obama gởi thông điệp Phật đản
- Vòng duyên nghiệp không ai có thể thoát
- Khổ đau, sinh tử cũng từ tâm
- Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
- Ý Nghĩa Ngày Phật Đản - Vesak
- Ý nghĩa của việc cúng dường chư Phật
Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực! |
Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
Phật Thích Ca đến thành Quảng Nghiêm, nói kinh Dược Sư dưới cây Tiếng Nhạc là cây Thông. Phật thuyết pháp trong rừng thông, gió lay động làm tiếng thông reo, người có tâm thanh tịnh cảm nhận như là tiếng nhạc Trời. Thành Quảng Nghiêm là tên khác của thành Tỳ Da Ly, nơi Phật đã thuyết kinh Duy Ma. Đây là thành phố tương đối văn minh, sạch đẹp, con người và thiên nhiên sống hài hòa với nhau. Đức Phật đưa đại chúng đến thành phố an vui, để nói việc vui; Phật thuyết pháp tùy duyên là như thế. Đến thành Quảng Nghiêm, một cảnh vui tươi, an lạc, khác với cảnh chết người của thành Vương Xá.
Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát hỏi Phật về Tịnh độ của các Đức Phật; nói cách khác, ngoài thành này còn có thành nào tốt đẹp hơn nữa hay không. Đức Phật trả lời rằng từ đây hướng đến phương Đông cách mười muôn ức cõi nước chư Phật, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Giáo chủ cõi này là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
Đức Phật Dược Sư xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly trên căn bản của 12 lời nguyện, trong đó cũng có những nguyện giống với 48 nguyện của Đức Phật Di Đà. 12 lời nguyện này để ứng vào hoàn cảnh xã hội và yêu cầu của mọi người ở Ta-bà.
Nguyện thứ nhất, Đức Dược Sư phát nguyện chứng được Vô thượng Bồ-đề là đạt được trí tuệ tột đỉnh để giúp cho mọi người hết khổ, được an vui và họ biết phục vụ lại người khác. Vì Ngài biết rõ tất cả chúng ta đều có khả năng mang an vui, hạnh phúc cho mình, cho người; nhưng vì thiếu trí tuệ, bị vô minh ngăn che, nên không thể giải thoát, không làm được việc lợi ích cho đời.
Thời Phật Dược Sư xa xưa vậy mà Ngài đã biết được lợi ích vô cùng của trí tuệ. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy sức mạnh của con người không bằng con hổ, con voi, nhưng khống chế được chúng nhờ trí tuệ.
Và thời hiện đại là thời văn minh khoa học, cũng do trí tuệ loài người được phát huy cao, nên tạo ra được những tiện nghi tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Nhưng loài người phát huy trí tuệ mà không có tình thương chỉ đạo, không hướng đến việc phục vụ con người một cách tốt đẹp, mà lại gây ra đau khổ rất nhiều cho chính con người và cho muôn loài. Thí dụ con người tìm ra nguyên tử năng là sức mạnh lớn nhất, nhưng không sử dụng để phục vụ hoàn toàn cho con người; trái lại, dùng nó để giết người. Điển hình là hàng triệu người chết vì bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Hoặc trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ cũng sử dụng vũ khí hiện đại là chất độc da cam, khiến cho chiến tranh chấm dứt đã bốn mươi năm mà vẫn còn để lại hậu quả thực là thảm khốc cho nhiều người.
Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất. Thế giới Cực lạc của Đức Phật Di Đà cũng vậy. Đó là hai mô hình thế giới văn minh của Phật chỉ có tình thương và xây dựng hạnh phúc tối đa cho người dân; ở Tịnh độ đó không có ác độc, nguy hiểm, giết người, đói khát, bệnh tật, đau khổ… như thế giới văn minh của loài người ngày nay thường hủy diệt mạng sống của con người và các loài hữu tình khác, cũng như gây ra vô số bệnh tật quái ác, tạo ra những rủi ro vô cùng, hiểm nguy vô tận.
Bồ-tát muốn cứu chúng sanh, phải có trí tuệ cao nhất để khai thác tài nguyên trong không gian, trong lòng đất nhằm phục vụ con người mà không gây thiệt hại cho các loài, cho sự sống của trái đất. Và Đức Phật Dược Sư đã đạt được mục tiêu đó. Ngài chuyển những khó khăn thành tiện nghi tốt nhất của thế giới thuần tịnh, cũng đẹp nhất và an vui nhất như Cực lạc vậy.
Tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến lời nguyện thứ nhất của Đức Dược Sư, chúng ta nỗ lực nâng hiểu biết của mình lên đến tầm cao. Giả sử chúng ta sanh về đó, cũng để học hỏi, thực hành và xây dựng được thế giới văn minh như Đức Phật Dược Sư; không phải để hưởng thụ.
Thật vậy, Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư có những vị Bồ-tát như Nhựt Quang, Nguyệt Quang, Dược Vương, Dược Thượng, Bảo Đàn Hoa… và nhiều vị Bồ-tát lớn. Các Ngài là những bậc thầy có trí tuệ tuyệt vời để chúng ta theo học, chắc chắn việc kiến tạo những Tịnh độ không phải là việc làm ngoài tầm tay của chúng ta.
Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư là có được thân như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, hào quang chiếu mười phương khiến cho chúng hữu tình trông thấy là được an lành.
Người Ta-bà phát triển trí tuệ, nhưng thân tâm ác độc, ô uế, nên đã tạo ra khổ đau cho nhau. Thực tế cho thấy con người càng khôn thì càng làm khổ nhiều người. Ngày xưa, con người đánh nhau bằng tay, sau đánh bằng đá, cho đến bằng gươm giáo và tiến đến súng đạn, vũ khí tàn phá giết người hàng loạt. Văn minh kèm theo tâm tham vọng và sự ác độc đã gây tác hại vô cùng cho chính con người và cho mọi loài.
Nguyện thứ hai của Đức Phật Dược Sư rất hay, nên thầy cũng phát nguyện tu theo. Thân tâm của Đức Phật Dược Sư tinh sạch hoàn toàn, đọc đến đây, tự xét thân và tâm chúng ta có tì vết hay không, để chúng ta bắt đầu điều chỉnh, sửa lần. Tâm trong sạch là không phiền não, nghiệp chướng, trần lao. Còn ba thứ này là có tì vết. Và tất nhiên người thấy tì vết của ta, họ sẽ chỉ trích. Tu hành, chấp nhận sự phê phán của người, không buồn giận; nhưng cám ơn họ, vì ta không thể thấy lỗi của mình. Họ không thích, không kính, vì ta có lời nói không êm tai, mát lòng tiêu biểu cho khẩu nghiệp. Từ khẩu nghiệp, mới tạo thành ngôn ngữ mà người không chấp nhận. Còn thân nghiệp vì mình đã tạo nhiều tội, nên thân hôi dơ, xấu xí, bệnh hoạn.
Vì thế, tu hành, chúng ta chuyển đổi nghiệp thân thành thân công đức, bằng cách dùng thân này phục vụ chúng sanh hay xã hội. Thầy thấy nhiều người có ngoại hình không đẹp, nhưng họ biết tu, lo phục vụ người khác; đó là dùng công đức trang nghiêm thân, nên họ cũng được nhiều người quý mến. Do làm công việc tốt mà nhận được cảm tình của người khác là dùng công đức trang nghiêm. Người nghĩ đến ta, hay nhìn thấy ta là thấy việc tốt của ta. Chúng ta tu hành không có gì trang nghiêm, làm sao người thương. Phải dùng công đức trang nghiêm như Đức Phật Dược Sư. Về thân bên ngoài, dễ thấy nhất, nên lo phục vụ, không gây phiền hà thì người ta sẽ nghĩ mình tốt, biết lo cho mọi người.
Đọc kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, chúng ta phải sửa đổi thân cho trong sạch và nhờ người phát hiện chỉ giùm lỗi của mình. Khi có được thân tốt rồi, nghĩa là không ai chê trách. Ngoài ra, làm nhiều việc lợi ích cho đời, khiến người phát tâm là đã thể hiện phần nào ý nghĩa của Đức Dược Sư nguyện “Chúng hữu tình ở nơi tăm tối cũng thấy thân ta và được an lành”.
Song song với thân trong sạch, sâu kín trong tâm chúng ta cũng nhận chân được tâm duyên khởi lên vọng tưởng điên đảo, hay tâm lắng yên. Phải giữ cho tâm trí lắng yên. Chúng ta tụng kinh, lễ Phật, kinh hành, ăn uống, nói chung, mọi sinh hoạt đều phải ở trong trạng thái tỉnh thức, tâm trí lắng yên. Thí dụ, ăn thì lo ăn, không nghĩ ngon dở; vì tâm lắng yên, không phân biệt thức ăn. Chỉ cần ăn để sống, là ăn trong tỉnh thức, tâm không phân biệt là không vọng niệm, nên thức ăn ngon dở cũng vậy. Còn khởi tâm thức ăn dở thì nuốt không vô. Tụng kinh cũng vậy, tập trung tâm trí, theo dõi lời Phật dạy, suy nghĩ về những lời nguyện của Đức Dược Sư như thế nào mà Ngài thành Phật. Đức Phật Thích Ca nói về việc làm của Đức Phật Dược Sư để nhắc nhở chúng ta làm theo Ngài. Nói cách khác, Đức Phật đưa ra mẫu người tiêu biểu là Đức Phật Dược Sư nhằm dạy chúng ta hành Bồ-tát đạo, để tự trang nghiêm mình, trong tương lai chúng ta cũng đạt được quả vị như Đức Phật Dược Sư.
Nguyện thứ ba của Đức Phật Dược Sư là sử dụng được phương tiện; vì thông minh và đạo đức, nhưng không có phương tiện, không làm được. Thí dụ, phải có bình lọc nước là phương tiện để lọc nước cho sạch; cũng vậy, tâm người dơ bẩn thì phải có pháp để thanh lọc tâm cho trong sạch. Vì thế, Đức Phật Thích Ca khẳng định rằng vì chúng sanh nhiều nghiệp chướng, nên Ngài đưa ra nhiều pháp môn là những phương tiện tu để hóa giải. Điển hình như trước kia Đức Phật không theo pháp tu khổ hạnh nữa, khiến năm anh em Kiều Trần Như nghĩ xấu về Ngài. Đến khi Đức Phật thành đạo, Ngài trở lại giáo hóa năm vị này. Họ nhận thấy Phật thân tâm thanh tịnh, nên tôn kính, mới độ được họ. Đức Phật tìm được phương pháp tu để hóa giải những suy nghĩ cố chấp của họ, giúp họ đắc được quả vị La hán.
Ngày nay, hành đạo Bồ-tát ở Ta-bà, đối tượng của chúng ta là chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Niệm Phật Dược Sư, nhớ nghĩ đến lời nguyện thứ ba của Ngài, chúng ta cũng cố gắng tìm cách tốt nhất để hóa giải chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Nếu chưa hóa giải được ba thứ này trở nên tốt đẹp, chúng ta cũng không cho chúng tác hại tâm mình.
Nguyện thứ tư, nếu có người theo tà đạo, Đức Dược Sư khiến họ trở về Chánh đạo. Nếu theo Nhị thừa, Ngài khiến họ cầu Vô thượng giác. Phải có khả năng, uy tín, đạo lực, mới chuyển đổi được người khác đi theo con đường chân chánh. Không đủ uy tín, đạo lực mà nói là bị họ giết, như ở Ấn Độ có 93 tôn giáo, trong đó có nhiều người rất ác; nói khác là họ giết liền.
Xưa kia, Đức Phật Thích Ca cảm hóa được hàng tà đạo, người mê tín, vì Ngài có đủ ba nguyện đầu tiên giống như Đức Phật Dược Sư. Ngày nay, cũng có tà đạo rất nhiều. Tà đạo làm sai trái và dọa nạt người. Đức Dược Sư nhận thấy rõ khi tu Bồ-tát đạo, nói họ không nghe, còn bị giết. Vì thế, Ngài nguyện rằng sau khi thành Phật, Ngài sẽ giáo hóa những người xấu ác này. Với người theo tà đạo, Ngài khiến họ trở về Chánh đạo. Người tu Nhị thừa, hay Thanh văn thì chỉ nhận, không cho, khất thực xong rồi tu cho riêng họ. Duyên giác thì lo phát huy hiểu biết của tự thân. Sống trong xã hội, nếu mọi người chỉ lo riêng bản thân mình, dễ tạo ra sự tranh chấp. Thấy như vậy, Đức Phật Dược Sư nguyện chuyển tâm ích kỷ của người thành tâm vị tha, tức cầu Vô thượng giác. Phát Bồ-đề tâm, thấy được lợi ích vô cùng của sinh hoạt toàn diện hài hòa là vô ngã vị tha và phát huy mọi việc làm theo hướng kết hợp tất cả cùng thăng hoa. Tuy nhiên, muốn làm được việc chung như thế, bản thân ta phải làm trước, phải có nhận thức đúng đắn nhất, đời sống cao thượng nhất và đầy đủ phương tiện nhất, thì người mới theo. Nói cách khác, phải thành tựu ba điều đầu tiên như Đức Dược Sư là trí tuệ tuyệt đỉnh, thân như ngọc lưu ly và đủ phương tiện trí, mới làm được việc thứ tư là chuyển hóa được ngoại đạo và Nhị thừa.
Tụng kinh Dược Sư, nghĩ đến nguyện thứ tư của Ngài, chúng ta từ bỏ tâm ích kỷ để cùng sống hài hòa với đại chúng, phát huy tâm vô ngã vị tha trên bước đường tiến đến Vô thượng Bồ-đề.thứ năm, với người tu Nhị thừa, Đức Dược Sư khiến họ phát tâm Bồ-đề và phát tâm rồi, Ngài khiến họ có được Tam tụ tịnh giới.
Nguyện thứ năm, với người tu Nhị thừa, Đức Dược Sư khiến họ phát tâm Bồ-đề và phát tâm rồi, Ngài khiến họ có được Tam tụ tịnh giới.
Chưa thành Phật, chúng ta có lúc tốt, lúc xấu. Nhưng không tốt là hủy phạm thì đọa vào ba đường ác. Thí dụ người cúng dường, bố thí một khoảng thời gian lại khởi ác tâm, tức tâm đã thay đổi. Nhẹ nhất là thoái Bồ-đề tâm, từ bỏ tâm vị tha, theo cách sống vị kỷ; nhưng hậu quả tệ hơn nữa là thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, hoàn cảnh sống khó khăn thêm. Khi thoái tâm, phạm sai lầm như vậy, đáng lẽ bị đọa ác đạo; nhưng ta nhớ đến Đức Phật Dược Sư có trí tuệ tuyệt vời và công đức lực giáo hóa vô cùng, thì tiến tu trở lại được và thân tâm ta cũng được thanh tịnh.
Nguyện thứ sáu, Đức Phật Dược Sư thấy trên cuộc đời này có nhiều người thân hình xấu xí, bị người khinh chê, ruồng bỏ, vì tai điếc, mắt mù, nói năng ngọng liệu, tay chân tật nguyền, lác hủi, điên cuồng. Những người này đau khổ, họ càng ác nữa, thì sẽ bị đọa. Đức Phật Dược Sư nghĩ cứu họ, vì Ngài có trí phương tiện, là có cách giải quyết cho họ thoát khổ.
Nhắc đến nguyện này của Đức Dược Sư, chúng ta nhớ lại Đức Phật Thích Ca khen ngợi việc làm lợi ích của các Bồ-tát. Lúc ấy các vị Tỳ-kheo mới nói với Phật rằng họ đã xuất gia, không còn tài sản thì phát tâm Bồ-đề làm được gì. Phật trả lời chỉ sợ tâm hạ liệt của các ông thôi, nếu có tâm cứu giúp vẫn làm được. Tìm đối tượng thấp hơn để dạy dỗ, họ vẫn nghe. Thí dụ ở thành phố không bằng ai, nhưng các thầy cô trẻ về vùng sâu, vùng dân tộc, chắc chắn giảng được. Mỗi người đều có ưu điểm riêng và vận dụng ưu điểm đó thì ai cũng làm được. Phật dạy các vị Tỳ-kheo khất thực có nhiều thức ăn, có thể chia sẻ cho người khác, hay cho chim ăn vài hột cơm vẫn được.
Đức Phật Dược Sư có trí phương tiện để giúp đỡ, chuyển đổi cuộc sống của người ăn hại trở thành người hướng đến Vô thượng Bồ-đề là người tốt. Nếu biết tu, sống theo lời Phật dạy, lần lần cũng được giải thoát. Kinh Pháp hoa nhắc rằng gã cùng tử nghèo khổ vào chùa ở, chỉ quét lá cũng có cơm ăn, chỗ ở, áo mặc. Nhưng nếu biết tiết giảm sự tiêu xài, có được thặng dư, vẫn giúp người khác được.
Niệm Phật Dược Sư, chúng ta noi theo gương tốt của Ngài, giúp đỡ những người kém may mắn hơn ta. Tùy phước báo, uy tín, khả năng của mỗi người chúng ta mà đóng góp cho những mảnh đời bất hạnh có được những nụ cười hạnh phúc, chắc hẳn Phật Dược Sư cũng đưa tay dẫn chúng ta tiến thêm trên con đường tốt lành này.
Nguyện thứ bảy, với những người bị bệnh hiểm nguy, lại nghèo khổ, không nhờ vả ai được, vì mọi người đều xa lánh họ. Phật Dược Sư tìm cách cứu giúp họ thoát khỏi bệnh, thân tâm được thanh tịnh, được mọi người thương yêu gần gũi.
Ngày nay, lời nguyện này của Đức Phật Dược Sư được thể hiện qua hình ảnh từ bi của các nhà sư Thái Lan dấn thân vào hoạt động cứu giúp những người mắc bệnh Aids. Tại những trung tâm do các nhà sư xây dựng và điều hành, tình thương vô ngã vị tha của người đệ tử Phật đã ban phát cho những người mắc căn bệnh quái ác của thế kỷ, mà ít ai dám gần gũi. Các sư đã hướng dẫn bệnh nhân áp dụng pháp Phật, để cắt được cơn đau hành hạ thân xác, giải tỏa được tâm khổ đau vì bệnh nghiệp và chuẩn bị tinh thần cho họ xả thân được nhẹ nhàng khi rời bỏ kiếp người tạm bợ này đến một thế giới an lành.
Nguyện thứ tám, với người mang thân phụ nữ chịu nhiều đau khổ, Phật Dược Sư cũng có cách hướng dẫn họ tu hành, chuyển thành thân nam, bằng cách chuyển đổi tâm người nữ và chuyển nghiệp của người nữ. Tâm người nữ là tâm yếu đuối, cần người chăm sóc. Nay nương theo Đức Phật Dược Sư, tự phấn đấu đi lên. Sinh hoạt thực tế cho thấy cũng có những phụ nữ làm được nhiều việc quan trọng hơn nam giới. Vì vậy, người nữ cần thay đổi tánh yếu hèn và nỗ lực vươn lên để tạo nam tính. Chuyển nữ thành nam bằng cách phát huy trí tuệ, thấp nhất cũng có việc làm, cao hơn là giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong xã hội như làm tổng thống, bộ trưởng, chủ tịch…, tức thể hiện được trí tuệ và phước báo hơn người. Tuy mang thân phụ nữ, nhưng ý chí như đàn ông, là đã tạo được những yếu tố cần có của nam giới.
Trước khi tu, nghĩ rằng cần lập gia đình để sống, cần có người bạn đời để nương tựa, cần có những tình cảm ủy mị. Nhưng tu theo Phật Dược Sư, người phụ nữ phát tâm làm việc từ thiện, giúp đỡ người khác, biết tự sống độc lập, tự tạo sự nghiệp bằng chính đôi tay và khối óc của mình, biết tự tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống, biết vui với cái vui của người khác...
Nguyện thứ chín, nếu có người sa vào lưới ma, bị tà giáo ràng buộc,Đức Phật Dược Sư hóa giải cho họ không còn sợ kẻ tà. Làm được như vậy, vì Đức Dược Sư có uy lực lớn hơn kẻ tà, thì họ mới sợ và Ngài mới khuyên được họ từ bỏ con đường tà. Ngài chuyển tâm họ hướng đến Vô thượng Chánh đẳng giác, nhờ sống trong Chánh pháp, nên kẻ tà ác không hại được, gọi là tà bất cảm chánh.
Nguyện thứ mười, với những người phạm phải sai lầm, bị giam cầm, Đức Phật Dược Sư có nguyện lớn cứu những người vô minh này bằng cách đưa họ về thế giới Tịnh Lưu Ly. Nếu họ ở Ta-bà, sẽ bị ba loại ma bao vây, không thoát được, nhất là ngũ ấm ma, tức nghiệp bên trong và thiên ma bên ngoài gây khó khăn, khó thoát khỏi.
Được về thế giới Tịnh Lưu Ly tu, dù làm công hèn hạ cũng không bị nợ đòi. Trước nhất, ở thế giới của Ngài, tâm được yên thì mới tháo gỡ được vô minh; còn ở đây, vô minh này lại sanh ra sai lầm khác. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly và Ngài giáo dưỡng cho người ở đó trở thành người tốt, giỏi, đạo đức, sau đó cho họ trở về Ta-bà để trả nợ.
Tụng kinh Dược Sư, chúng ta cũng theo hạnh của Ngài, trong phạm vi chuyên môn, hướng dẫn người sống và làm việc theo hướng tốt đẹp để không phạm kỷ luật, làm được việc và có cuộc sống bình an.
Nguyện thứ mười một, những người cầu thức ăn mà tạo nghiệp ác, Đức Phật Dược Sư khiến họ có đủ vật thực và dạy pháp Phật, khiến họ được Vô thượng Bồ-đề. Đây là cách giải quyết riêng của thế giới Tịnh Lưu Ly mà chúng ta ở đây khó hiểu được, nên không dám bàn đến. Nhưng theo thầy, ăn chay thì không sát hại sanh mạng của các loài. Và tiến lên, giảm việc ăn uống, ăn vừa đủ sống, cho đến ăn nhẹ, ăn ít; vì nhu cầu vật chất của ta không nhiều, có thể tự giải quyết được và còn dư thừa để bố thí cho người nghèo thiếu.
Nguyện thứ mười hai, người nghèo khổ không có áo mặc, Đức Dược Sư cho họ chẳng những đầy đủ đồ dùng, mà còn có dư đồ tốt đẹp.
Hai nguyện sau cùng liên quan đến việc cơm ăn, áo mặc được Đức Phật Thích Ca giải quyết cho người tu ở Ta-bà bằng “Tam thường bất túc”, nghĩa là ăn mặc ít, sống phạm hạnh, không đòi hỏi vật chất nhiều. Nhưng Đức Phật Dược Sư cho biết ở thế giới Tịnh Lưu Ly, người dân được ăn mặc thoải mái.
Tóm lại, Đức Phật Dược Sư nhận thấy rõ con người gặp nhiều khó khăn vì thiếu thốn vật chất, sức khỏe, tiền của, trí tuệ, mà lại có dư những bệnh tật, nghèo khổ, ngu dốt, tai nạn; nói chung, có đủ những thứ xấu ác, nên người ta dễ dàng tạo ra nhiều tội lỗi, hoặc khó tiến tu Bồ-tát đạo.
Với tâm từ bi vô lượng, phước trí vô biên, Đức Phật Dược Sư đã phát 12 lời nguyện khi hành Bồ-tát đạo, dẫn đến thành quả là Ngài xây dựng được Tịnh độ tên là Tịnh Lưu Ly, một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Ở Đông phương Tịnh độ của Ngài, của báu dư thừa, giáo dục hướng thượng tuyệt vời, được sống chung với những bậc Bồ-tát đại bi, đại trí, dưới sự hướng dẫn của Đức Dược Sư và Thánh chúng, người dân ở thế giới đó hưởng được những phương tiện tốt nhất để tiến nhanh đến quả vị Vô thượng Đẳng giác.
Để chuẩn bị hành trang về thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư, thiết nghĩ chúng ta tụng kinh Dược Sư, niệm Phật Dược Sư, nghĩ đến đức hạnh của Ngài, nghĩ đến thế giới thuần tịnh của Ngài, chắc chắn phải nỗ lực tu tạo theo những hạnh nguyện của Đức Dược Sư. Đó chính là những thềm thang cho chúng ta bước đến thế giới Tịnh Lưu Ly của Ngài.
HT.Thích Trí Quảng
Nguồn: Báo giác ngộ
- Tam đức lục vị là gì ?
- Người học Phật có nên chọn ngày tốt và xem phong thủy?
- Thực vật cũng có sinh mạng, ăn chay chẳng phải là sát sinh hay sao?
- Trồng nhân lành sẽ hái quả lành, trồng nhân ác sẽ hái quả ác
- Chăm sóc tâm linh trong y khoa có phải là mê tín dị đoan?
- Sư trụ trì chùa Ba Vàng tên thật là Vũ Minh Hiếu, từng là giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân
- Khi ta yêu mà làm khổ nhau thì không phải là tình yêu đích thực
- Những điều người ăn chay cần tránh, phần đông số người ăn chay đều phạm các lỗi này.
- Phật giáo thẩm thấu vào các nhà tù ở Scotland
- Tướng số con người cố định hay thay đổi được không