ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Hà Thủ Ô Trắng Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày. Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, dây mốc, củ vú bò, dây sừng bò, dây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ thiên lý Asclepiadaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Tên khác: Hà thủ ô nam; Hà thủ ô trắng; Dây sữa bò; Vú bò dây, Tên khác: Apocynum juventas Lour.; Streptocaulon griffithii Hook.f.; S. tomentosum Wight et Arn.;

Mô tả cây: Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

Cách dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.

LƯU Ý:

Lưu ý: Khi thu hái hà thủ ô trắng cần hết sức tránh nhầm với dây càng cua (Cryptolepis buchanani Roem. Et Schult.), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae); cây mác chim (Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire.), thuộc họ trúc đào (Apocynaceae); các cây này đều là cây có độc.

Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu. Thành phần này nếu có nhiều sẽ làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu dùng lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt trên gan thận. Còn nếu dùng hà thủ ô đã lâu ngày bị biến chất hoặc ẩm mốc sẽ có hại cho gan, thận.

Tanin là chất có tác dụng săn se, chất cố sáp, có tác dụng cầm ỉa chảy; các antraglycozid là những chất có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường dùng với những người bị táo bón kinh niên. Không phải có tanin là có tác dụng săn se; có antraglycozid là có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Chúng cũng có liều tác dụng như các chất thuốc khác nên người dùng liều cao hà thủ ô chưa chế để tìm bản lĩnh của mình, vô hình chung đã dùng với liều có tác dụng của 2 chất trên (tác dụng không mong muốn). Chế biến theo y học cổ truyền phương đông làm giảm đến một nửa các chất trên nên ở liều cao cũng khá an toàn.


Cách dùng theo dân gian:

Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.

Đơn thuốc có dùng cây:

Đơn thuốc: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.

Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

Mua ở đâu:

Tham khảo: Một dược sĩ còn cho biết thêm, hiện cũng có một số mẫu hà thủ ô đỏ đã bị chiết xuất một phần hoặc toàn bộ hoạt chất trước khi đem ra bán trên thị trường ở dạng dược liệu khô. Đó là tác hại nếu dùng hà thủ ô chế biến không đúng cách hoặc kém chất lượng, còn dùng thứ giả như củ nâu thì sao? Có người cho rằng, củ nâu không độc, bằng chứng là đôi khi người ta dùng nó như là một thứ thực phẩm. Thực tế, củ nâu muốn ăn phải gọt bỏ vỏ rồi đem ngâm ở suối nhiều ngày mới có thể dùng được, vì hàm lượng tannin có trong củ nâu rất cao. Ngoài ra khi dùng củ nâu để thay thế hà thủ ô đỏ, ngoài việc không đạt hiệu quả như mong muốn có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng lâu ngày.

Thông tin khác:

Là một vị thuốc khác, là rễ cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Bạch Hà thủ ô, Nam Hà thủ ô, là rễ phơi khô của cây Nam Hà thủ ô ( Streptocaulon Juventas ( Lour) Merr, Apocynum Juventas Lour, Tylophora Juventas Woodf, thuộc họ Hoa Thiên lý ( Asclepiadaceae).

Tác dụng dược lý: chưa được nghiên cứu, thuốc có nhiều tinh bột và một chất phản ứng alcaloit có tinh thể chưa xác định.

Các Thầy thuốc Việt nam coi Hà thủ ô trắng có cùng công dụng như Hà thủ ô đỏ: làm cho người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen.

Theo sách Trung dược học: Bạch thủ ô có tác dụng kháng ung thư.


Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Hà Thủ Ô Trắng Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày. Hà thủ ô trắng còn có tên là Mã liên an, dây mốc, củ vú bò, dây sừng bò, dây sữa bò, tên khoa học Streptocaulon juventus (Lour) Merr, họ thiên lý Asclepiadaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Tên khác: Hà thủ ô nam; Hà thủ ô trắng; Dây sữa bò; Vú bò dây, Tên khác: Apocynum juventas Lour.; Streptocaulon griffithii Hook.f.; S. tomentosum Wight et Arn.;

Mô tả cây: Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

Cách dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.

LƯU Ý:

Lưu ý: Khi thu hái hà thủ ô trắng cần hết sức tránh nhầm với dây càng cua (Cryptolepis buchanani Roem. Et Schult.), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae); cây mác chim (Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire.), thuộc họ trúc đào (Apocynaceae); các cây này đều là cây có độc.

Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu. Thành phần này nếu có nhiều sẽ làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu dùng lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt trên gan thận. Còn nếu dùng hà thủ ô đã lâu ngày bị biến chất hoặc ẩm mốc sẽ có hại cho gan, thận.

Tanin là chất có tác dụng săn se, chất cố sáp, có tác dụng cầm ỉa chảy; các antraglycozid là những chất có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường dùng với những người bị táo bón kinh niên. Không phải có tanin là có tác dụng săn se; có antraglycozid là có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Chúng cũng có liều tác dụng như các chất thuốc khác nên người dùng liều cao hà thủ ô chưa chế để tìm bản lĩnh của mình, vô hình chung đã dùng với liều có tác dụng của 2 chất trên (tác dụng không mong muốn). Chế biến theo y học cổ truyền phương đông làm giảm đến một nửa các chất trên nên ở liều cao cũng khá an toàn.


Cách dùng theo dân gian:

Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.

Đơn thuốc có dùng cây:

Đơn thuốc: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.

Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

Mua ở đâu:

Tham khảo: Một dược sĩ còn cho biết thêm, hiện cũng có một số mẫu hà thủ ô đỏ đã bị chiết xuất một phần hoặc toàn bộ hoạt chất trước khi đem ra bán trên thị trường ở dạng dược liệu khô. Đó là tác hại nếu dùng hà thủ ô chế biến không đúng cách hoặc kém chất lượng, còn dùng thứ giả như củ nâu thì sao? Có người cho rằng, củ nâu không độc, bằng chứng là đôi khi người ta dùng nó như là một thứ thực phẩm. Thực tế, củ nâu muốn ăn phải gọt bỏ vỏ rồi đem ngâm ở suối nhiều ngày mới có thể dùng được, vì hàm lượng tannin có trong củ nâu rất cao. Ngoài ra khi dùng củ nâu để thay thế hà thủ ô đỏ, ngoài việc không đạt hiệu quả như mong muốn có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng lâu ngày.

Thông tin khác:

Là một vị thuốc khác, là rễ cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Bạch Hà thủ ô, Nam Hà thủ ô, là rễ phơi khô của cây Nam Hà thủ ô ( Streptocaulon Juventas ( Lour) Merr, Apocynum Juventas Lour, Tylophora Juventas Woodf, thuộc họ Hoa Thiên lý ( Asclepiadaceae).

Tác dụng dược lý: chưa được nghiên cứu, thuốc có nhiều tinh bột và một chất phản ứng alcaloit có tinh thể chưa xác định.

Các Thầy thuốc Việt nam coi Hà thủ ô trắng có cùng công dụng như Hà thủ ô đỏ: làm cho người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen.

Theo sách Trung dược học: Bạch thủ ô có tác dụng kháng ung thư.


Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280