ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Câu Kỷ Tử, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của vị thuốc câu kỷ tử

Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Fructus Lycii Chinensis, Lycium barbarumL

Tên khác: Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Quả kỷ tử, Cẩu khởi tử, Điềm thái tử, Hồng thanh tiêu, Cấu đề tử, Cẩu nãi tử, Cẩu kỉ quả, Địa cốt tử, Cẩu gia gia, Hồng nhĩ trụy, Huyết cẩu tử, Cẩu địa nha tử, Cẩu kỉ đậu, Huyết kỉ tử

Mô tả cây: Củ khởi còn gọi là củ khỉ hay cẩu kỷ hay kỷ tử là tên gọi chung của ít nhất 2 trong số khoảng 90 loài thực vật của chi Lycium. Đó là Lycium chinense và Lycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae). Bản địa cây củ khởi có lẽ là vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á nhưng cây này ngày nay chủ yếu trồng ở Trung Hoa với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa

Bộ phận dùng: Câu kỷ tử là quả chín phơi khô

Nơi sống và thu hái: Tại Việt Nam, củ khởi thường trồng lấy đọt non và lá dùng làm rau nấu canh. Cây củ khởi được trồng nhiều nhất ở vùng núi miền Bắc và có thể coi là một đặc sản ở Sa Pa, Lào Cai. Theo y học cổ truyền thì rau này dùng nấu canh ăn rất tốt cho bà mẹ sau khi sinh con, lành tính và bổ.

Thành phần hóa học: Carotene, thiamene, riboflavin, vitamin C, b-sitosterol, linoleic acid.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt tính bình, qui kinh Can, Thận, Phế.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây Câu kỷ (Lycium Chinense Mill) có vị ngọt tính bình. Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế. Chủ trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao khái thấu.

LƯU Ý:

Chú ý: Thuốc có tính chất nê trệ nên thận trọng đối với những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài.

Cách dùng theo dân gian:

Rượu Khởi tử: Khởi tử 600g, rượu 35 - 40 độ 2 lít. Giã nhỏ Khởi tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên, lọc lấy rượu mà uống, ngày uống 1 - 2 cốc làm thuốc bổ.

Đơn thuốc bổ chữa di tinh: Khởi tử 6g, Ngũ vị tử 2g, Nhục thung dung 2g, Sinh khương 2g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Lá Khởi tử (Rau củ Khởi): Nấu canh với thịt để chữa ho, sốt.

Địa cốt bì (vỏ rể cây Khởi tử) trị xuất huyết:

Bài thuốc chữa thổ huyết: Sắc 12g Địa cốt bì với 200ml nước, uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu tiện ra huyết: Địa cốt bì tươi, rửa sạch, giã lấy nước uống, mỗi lần 25 - 30g.

Bài thuốc trị âm hộ lở loét: Sắc nước Địa cốt bì rửa.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Trị bệnh về gan (viêm gan mạn, xơ gan thuộc thể âm hư): Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, thường phối hợp với Đương quy để bổ huyết; Sa sâm, Mạch môn để tư âm; Xuyên luyện tử để thư can, dùng bài:

Nhất quán tiển (Liễu châu y thoại): Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương quy 12g, Kỷ tử 12 - 24g, Sinh địa 24 - 40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.

2. Trị chứng suy nhược, thận hư, lưng gối nhức mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều: Thường phối hợp với Thục địa, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, dùng bài Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Xuyên Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g, trường hợp ho lao lâu ngày thêm Mạch môn, Ngũ vị tử.

3. Dùng trong bệnh nhãn khoa, trị chứng hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể: Thường phối hợp với Cúc hoa, bài thuốc:

Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp) tức bài Lục vị gia Kỷ tử Cúc hoa.

Cúc thanh thang: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống.

4. Trị nam giới suy sinh dục (vô sinh): Mỗi tối nhai ăn Câu kỷ tử 15g, liệu trình 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca sau 1 liệu trình hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm tinh dịch trở lại bình thường 33 đã có con ( Động Đức Vệ và cộng sự, Kỷ tử trị vô sinh nam giới, Báo tân trung y 1988,2:20).

5. Trị viêm teo bao tử mạn tính: Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là 1 liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2 - 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca ( Trần thiệu Dung và cộng sự. Báo cáo 20 ca viêm teo bao tử mạn tính điều trị bằng Câu kỷ tử, Tạp chí Trung y 1987,2:92).

Bài thuốc dùng câu kỷ tử

Bài thuốc này tôi dùng câu kỷ tử vùa để bổ thận, sinh tinh vừa để  giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm.

Bài thuốc: Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.

Ngoài ra, còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn.

Phân tích tính vị:

- Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh.

- Lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết.

- Nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe.

- Đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh.

- Sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.

Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.

Cách ngâm và uống:

Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.

Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.

Đàn ông ngoài uống thuốc rượu trên còn có thể uống thêm bài lục vị, bát vị gia giảm, tùy theo từng  chứng trạng mà dùng (thận âm suy hay thận dương suy).

Mua ở đâu:

Câu kỷ tử  là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Câu Kỷ Tử, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của vị thuốc câu kỷ tử

Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Fructus Lycii Chinensis, Lycium barbarumL

Tên khác: Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Quả kỷ tử, Cẩu khởi tử, Điềm thái tử, Hồng thanh tiêu, Cấu đề tử, Cẩu nãi tử, Cẩu kỉ quả, Địa cốt tử, Cẩu gia gia, Hồng nhĩ trụy, Huyết cẩu tử, Cẩu địa nha tử, Cẩu kỉ đậu, Huyết kỉ tử

Mô tả cây: Củ khởi còn gọi là củ khỉ hay cẩu kỷ hay kỷ tử là tên gọi chung của ít nhất 2 trong số khoảng 90 loài thực vật của chi Lycium. Đó là Lycium chinense và Lycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae). Bản địa cây củ khởi có lẽ là vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á nhưng cây này ngày nay chủ yếu trồng ở Trung Hoa với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa

Bộ phận dùng: Câu kỷ tử là quả chín phơi khô

Nơi sống và thu hái: Tại Việt Nam, củ khởi thường trồng lấy đọt non và lá dùng làm rau nấu canh. Cây củ khởi được trồng nhiều nhất ở vùng núi miền Bắc và có thể coi là một đặc sản ở Sa Pa, Lào Cai. Theo y học cổ truyền thì rau này dùng nấu canh ăn rất tốt cho bà mẹ sau khi sinh con, lành tính và bổ.

Thành phần hóa học: Carotene, thiamene, riboflavin, vitamin C, b-sitosterol, linoleic acid.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt tính bình, qui kinh Can, Thận, Phế.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Câu kỷ tử là quả chín phơi khô của cây Câu kỷ (Lycium Chinense Mill) có vị ngọt tính bình. Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế. Chủ trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao khái thấu.

LƯU Ý:

Chú ý: Thuốc có tính chất nê trệ nên thận trọng đối với những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài.

Cách dùng theo dân gian:

Rượu Khởi tử: Khởi tử 600g, rượu 35 - 40 độ 2 lít. Giã nhỏ Khởi tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên, lọc lấy rượu mà uống, ngày uống 1 - 2 cốc làm thuốc bổ.

Đơn thuốc bổ chữa di tinh: Khởi tử 6g, Ngũ vị tử 2g, Nhục thung dung 2g, Sinh khương 2g, Cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Lá Khởi tử (Rau củ Khởi): Nấu canh với thịt để chữa ho, sốt.

Địa cốt bì (vỏ rể cây Khởi tử) trị xuất huyết:

Bài thuốc chữa thổ huyết: Sắc 12g Địa cốt bì với 200ml nước, uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tiểu tiện ra huyết: Địa cốt bì tươi, rửa sạch, giã lấy nước uống, mỗi lần 25 - 30g.

Bài thuốc trị âm hộ lở loét: Sắc nước Địa cốt bì rửa.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Trị bệnh về gan (viêm gan mạn, xơ gan thuộc thể âm hư): Thuốc có tác dụng bảo vệ gan, thường phối hợp với Đương quy để bổ huyết; Sa sâm, Mạch môn để tư âm; Xuyên luyện tử để thư can, dùng bài:

Nhất quán tiển (Liễu châu y thoại): Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương quy 12g, Kỷ tử 12 - 24g, Sinh địa 24 - 40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.

2. Trị chứng suy nhược, thận hư, lưng gối nhức mỏi, di tinh, huyết trắng nhiều: Thường phối hợp với Thục địa, Đỗ trọng, Nữ trinh tử, dùng bài Tả qui hoàn (Cảnh nhạc toàn thư): Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Xuyên Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g, tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 12 - 16g, trường hợp ho lao lâu ngày thêm Mạch môn, Ngũ vị tử.

3. Dùng trong bệnh nhãn khoa, trị chứng hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể: Thường phối hợp với Cúc hoa, bài thuốc:

Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp) tức bài Lục vị gia Kỷ tử Cúc hoa.

Cúc thanh thang: Cúc hoa 8g, Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống.

4. Trị nam giới suy sinh dục (vô sinh): Mỗi tối nhai ăn Câu kỷ tử 15g, liệu trình 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca sau 1 liệu trình hồi phục bình thường 23 ca, sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả, theo dõi sau 2 năm tinh dịch trở lại bình thường 33 đã có con ( Động Đức Vệ và cộng sự, Kỷ tử trị vô sinh nam giới, Báo tân trung y 1988,2:20).

5. Trị viêm teo bao tử mạn tính: Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là 1 liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2 - 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca ( Trần thiệu Dung và cộng sự. Báo cáo 20 ca viêm teo bao tử mạn tính điều trị bằng Câu kỷ tử, Tạp chí Trung y 1987,2:92).

Bài thuốc dùng câu kỷ tử

Bài thuốc này tôi dùng câu kỷ tử vùa để bổ thận, sinh tinh vừa để  giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm.

Bài thuốc: Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.

Ngoài ra, còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn.

Phân tích tính vị:

- Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh.

- Lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết.

- Nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe.

- Đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh.

- Sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.

Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.

Cách ngâm và uống:

Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.

Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.

Đàn ông ngoài uống thuốc rượu trên còn có thể uống thêm bài lục vị, bát vị gia giảm, tùy theo từng  chứng trạng mà dùng (thận âm suy hay thận dương suy).

Mua ở đâu:

Câu kỷ tử  là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…