ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Còn dùng chữa viêm phổi, viêm dạ dày, tổn thương do bị ngã hay bị đánh ứ huyết sưng đau. Hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius L, họ Cúc (Asteraceae).

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Carthamus tinctorius L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Tên khác: Hồng hoa hay rum

Mô tả cây: Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 - 1m hay hơn. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa đầu ở ngọn thân; bao chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi. Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Hoa - Flos carthami, thường gọi là Hồng hoa. Hạt và dầu hạt cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở Ả Rập, nay được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và ở nhiều nước khác trên thế giới. Ở nước ta, trước đây có trồng nhiều ở Hà Giang, sau đó ít thấy trồng, đến năm 1970, ta lại nhập giống đem trồng ở nhiều nơi, từ Hà Nội cho tới Đà Lạt. Thường trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái hoa đang nở có màu hồng đỏ, phơi ở nắng nhẹ, trong râm cho khô. Để tiện bảo quản. sau khi hái, lấy cánh hoa giã thành bánh rồi phơi khô.

Thành phần hóa học: Trong hoa có sắc tố màu đỏ là carthamin (0,3-0,6%) không tan trong nước và một số sắc tố màu vàng tan trong nước. Còn có isocarthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7-glucosid và 3 - rhamnoglucosid của kaempferol. Hạt chứa 20-30% dầu, 12-15% protein. Dầu này giàu về các glycerid của các acid béo không trung hoà, có hàm lượng đến 90%.

Tính vị, tác dụng: Hồng hoa có vị cay, tính ấm; có tác dụng phá ứ huyết, thông kinh, sinh huyết và hoạt huyết. Còn có tác dụng tẩy, làm toát mồ hôi, kích thích và làm dịu đau. Hạt có tác dụng xổ, lợi tiểu, làm long đờm và điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Còn dùng chữa viêm phổi, viêm dạ dày, tổn thương do bị ngã hay bị đánh ứ huyết sưng đau. Liều dùng 3-8g hoa sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Ấn Độ, Hồng hoa được dùng làm thuốc an thần và điều kinh; cũng dùng để chữa sởi, vàng da. Dầu hạt được dùng chữa thấp khớp và chữa các vết loét. Hạt dùng xổ và dùng trị thấp khớp.

Hồng hoa, từ thời Tuệ Tĩnh đã được dùng nhuộm tơ lụa cho có màu đỏ và dùng làm thuốc. Ngày nay, người ta cũng trồng Hồng hoa làm hàng rào, lấy hoa để nhuộm, làm thuốc và còn dùng hạt để lấy dầu. Dầu này sau khi tinh chế, dùng để ăn như dầu hướng dương, còn dùng để thắp sáng, nấu xà phòng, chế sơn, mỹ phẩm... Khô dầu Hồng hoa chứa 20-60% protein dùng làm thức ăn chăn nuôi. Hạt không bóc vỏ, ép dầu xong dùng làm phân bón.

LƯU Ý:

Thường được trồng vào mùa xuân ở Hà Giang.

Thu hái đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái.

Khi sơ chế thì thường để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng cho khô, hoặc phơi trong dâm cho khô là được.

Không nên phơi trực tiếp ngoài nắng để khỏi biến màu.

Cách dùng theo dân gian:

Trong y học cổ truyền, hồng hoa và đào nhân có tác dụng giống nhau nhưng cách dùng có chỗ phân biệt như sau:

Hồng hoa và đào nhân đều khứ ứ, thông kinh, tiêu thũng, chỉ thống.

Nhưng hồng hoa là chất nhẹ thăng lên, chạy ra ngoài đưa tới đỉnh cao, thông kinh, đạt lạc; nên là thuốc khí dược trong huyết. Nếu huyết ứ tại kinh và ở bên trên thì nên dùng ngay. Nó còn kiêm dưỡng huyết. Tang hồng hoa so với hồng hoa thì lực mạnh hơn, lực dưỡng huyết càng tốt hơn, còn có tính giải độc.

Đào nhân là chất trọng trầm xuống, thiên vào bên trong chạy xuống hạ tiêu, sở trường phá huyết ứ phù tạng, kiêm nhuận trong thông tiện.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn: Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức).

2. Trục thai chết trong bụng ra: Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

3. Tan máu ứ, thông kinh: Hồng hoa 1-8g, sắc hoặc ngâm rượu uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

4. Phòng và chống bệnh ban sởi: Hạt Hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

5. Chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác: Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp. (Lê Trần Đức)

Một số bài thuốc thường dùng: theo BS. NGUYỄN DUY TÀI

Trị bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau khi sinh nhau không xuống, dùng bài:

- Hồng hoa tửu: hồng hoa 10g sắc với rượu, ngày uống 3 lần, trị đau bụng kinh.

- Hồng hoa 3g, ích mẫu thảo 15g, sơn tra 10g sắc uống trị sau khi sinh nhau máu xấu không ra hết.

Trị đau sưng do chấn thương ngoại khoa:

- Hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy đều 10g, đại hoàng 8g sắc uống.

Trị loét hành tá tràng:

- Hồng hoa 60g, đại táo 12 quả sắc với 300ml nước sạch còn 150ml, hòa với 60g mật ong. Mỗi ngày uống 1 lần.

Trị loét thành tá tràng:

- Dùng hồng hoa 60g, đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4: 4,20).

Trị viêm da thần kinh:

Dung dịch hồng hoa phong bế trị 70 ca; khỏi 25 ca, tốt 35 ca, không kết quả 10 ca. Tỉ lệ kết quả 85,7% (Tân y học 1974).\

Thông tin khác:

Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:

1.Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung, đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ. Đối với cơ trơn của ruột, thuốc cũng có tác dụng hưng phấn thời gian ngắn.

2.Thuốc có tác dụng hạ áp: làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng máu động mạch vành của chó được gây mê.

3.Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ tim trên chuột bạch lớn.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Còn dùng chữa viêm phổi, viêm dạ dày, tổn thương do bị ngã hay bị đánh ứ huyết sưng đau. Hồng hoa có tên khoa học là Carthamus tinctorius L, họ Cúc (Asteraceae).

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Carthamus tinctorius L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Tên khác: Hồng hoa hay rum

Mô tả cây: Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 - 1m hay hơn. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa đầu ở ngọn thân; bao chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi. Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Hoa - Flos carthami, thường gọi là Hồng hoa. Hạt và dầu hạt cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở Ả Rập, nay được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và ở nhiều nước khác trên thế giới. Ở nước ta, trước đây có trồng nhiều ở Hà Giang, sau đó ít thấy trồng, đến năm 1970, ta lại nhập giống đem trồng ở nhiều nơi, từ Hà Nội cho tới Đà Lạt. Thường trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái hoa đang nở có màu hồng đỏ, phơi ở nắng nhẹ, trong râm cho khô. Để tiện bảo quản. sau khi hái, lấy cánh hoa giã thành bánh rồi phơi khô.

Thành phần hóa học: Trong hoa có sắc tố màu đỏ là carthamin (0,3-0,6%) không tan trong nước và một số sắc tố màu vàng tan trong nước. Còn có isocarthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7-glucosid và 3 - rhamnoglucosid của kaempferol. Hạt chứa 20-30% dầu, 12-15% protein. Dầu này giàu về các glycerid của các acid béo không trung hoà, có hàm lượng đến 90%.

Tính vị, tác dụng: Hồng hoa có vị cay, tính ấm; có tác dụng phá ứ huyết, thông kinh, sinh huyết và hoạt huyết. Còn có tác dụng tẩy, làm toát mồ hôi, kích thích và làm dịu đau. Hạt có tác dụng xổ, lợi tiểu, làm long đờm và điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Hồng hoa được dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Còn dùng chữa viêm phổi, viêm dạ dày, tổn thương do bị ngã hay bị đánh ứ huyết sưng đau. Liều dùng 3-8g hoa sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Ở Ấn Độ, Hồng hoa được dùng làm thuốc an thần và điều kinh; cũng dùng để chữa sởi, vàng da. Dầu hạt được dùng chữa thấp khớp và chữa các vết loét. Hạt dùng xổ và dùng trị thấp khớp.

Hồng hoa, từ thời Tuệ Tĩnh đã được dùng nhuộm tơ lụa cho có màu đỏ và dùng làm thuốc. Ngày nay, người ta cũng trồng Hồng hoa làm hàng rào, lấy hoa để nhuộm, làm thuốc và còn dùng hạt để lấy dầu. Dầu này sau khi tinh chế, dùng để ăn như dầu hướng dương, còn dùng để thắp sáng, nấu xà phòng, chế sơn, mỹ phẩm... Khô dầu Hồng hoa chứa 20-60% protein dùng làm thức ăn chăn nuôi. Hạt không bóc vỏ, ép dầu xong dùng làm phân bón.

LƯU Ý:

Thường được trồng vào mùa xuân ở Hà Giang.

Thu hái đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái.

Khi sơ chế thì thường để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng cho khô, hoặc phơi trong dâm cho khô là được.

Không nên phơi trực tiếp ngoài nắng để khỏi biến màu.

Cách dùng theo dân gian:

Trong y học cổ truyền, hồng hoa và đào nhân có tác dụng giống nhau nhưng cách dùng có chỗ phân biệt như sau:

Hồng hoa và đào nhân đều khứ ứ, thông kinh, tiêu thũng, chỉ thống.

Nhưng hồng hoa là chất nhẹ thăng lên, chạy ra ngoài đưa tới đỉnh cao, thông kinh, đạt lạc; nên là thuốc khí dược trong huyết. Nếu huyết ứ tại kinh và ở bên trên thì nên dùng ngay. Nó còn kiêm dưỡng huyết. Tang hồng hoa so với hồng hoa thì lực mạnh hơn, lực dưỡng huyết càng tốt hơn, còn có tính giải độc.

Đào nhân là chất trọng trầm xuống, thiên vào bên trong chạy xuống hạ tiêu, sở trường phá huyết ứ phù tạng, kiêm nhuận trong thông tiện.

Đơn thuốc có dùng cây:

1. Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn: Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức).

2. Trục thai chết trong bụng ra: Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

3. Tan máu ứ, thông kinh: Hồng hoa 1-8g, sắc hoặc ngâm rượu uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam)

4. Phòng và chống bệnh ban sởi: Hạt Hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).

5. Chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác: Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp. (Lê Trần Đức)

Một số bài thuốc thường dùng: theo BS. NGUYỄN DUY TÀI

Trị bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, sau khi sinh nhau không xuống, dùng bài:

- Hồng hoa tửu: hồng hoa 10g sắc với rượu, ngày uống 3 lần, trị đau bụng kinh.

- Hồng hoa 3g, ích mẫu thảo 15g, sơn tra 10g sắc uống trị sau khi sinh nhau máu xấu không ra hết.

Trị đau sưng do chấn thương ngoại khoa:

- Hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy đều 10g, đại hoàng 8g sắc uống.

Trị loét hành tá tràng:

- Hồng hoa 60g, đại táo 12 quả sắc với 300ml nước sạch còn 150ml, hòa với 60g mật ong. Mỗi ngày uống 1 lần.

Trị loét thành tá tràng:

- Dùng hồng hoa 60g, đại táo 12 quả cho nước 300ml, sắc còn 150ml lọc cho mật ong 60g trộn đều mỗi ngày uống nóng 1 lần, ăn táo uống liền 20 thang. Trị 12 ca đều khỏi (1985,4: 4,20).

Trị viêm da thần kinh:

Dung dịch hồng hoa phong bế trị 70 ca; khỏi 25 ca, tốt 35 ca, không kết quả 10 ca. Tỉ lệ kết quả 85,7% (Tân y học 1974).\

Thông tin khác:

Kết quả nghiên cưú dược lý hiện đại:

1.Hồng hoa có tác dụng tăng co bóp tử cung rõ rệt, liều lượng nhỏ làm cho tử cung co bóp đều, lượng lớn làm cho tử cung co bóp tăng nhịp, thậm chí làm rung cơ tử cung, đối với tử cung của động vật có thai tác dụng làm tăng co bóp càng rõ. Đối với cơ trơn của ruột, thuốc cũng có tác dụng hưng phấn thời gian ngắn.

2.Thuốc có tác dụng hạ áp: làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim và lưu lượng máu động mạch vành của chó được gây mê.

3.Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim trên mô hình thắt động mạch vành của chó hoặc gây thiếu máu cơ tim trên chuột bạch lớn.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280