ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây bạch hoa xà thiệt thảo, Tên khoa học, Thành phần hóa học tác dụng chữa bệnh của cây

Cây thảo dược Bạch hoa xà thiệt thảo hay còn gọi là cỏ lưỡi rắn hoa trắng, tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd. hay Oldenlandia diffusa Roxb., họ cà phê: Rubiaceae. Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu ung tán kết. Đây còn là một loại thuốc quý có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của các hạch tế bào ung bướu; có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh u bướu; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với khối u; ngăn ngừa biến chứng của khối u

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd

Tên khác: Cây bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, Cây nọc sởi, Cây xương cá, Cây vương thái tô, Cây đơn đòng, Cây mai hồng, Cây cỏ nọc rắn

Mô tả cây: Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Dược liệu này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chữa ung thư của bạch hoa xà thiệt thảo.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Hedyotidis diffusae) thường được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo. Thu hái vào mùa hè, thu. Rửa sạch, phơi khô để dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp. Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng. (Cây Bạch hoa xà thiệt thảo thường được thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.)

Thành phần hóa học: Cây có các flavonoid như: kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6"-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin 3-O-(2"-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid. Ngoài ra còn có acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.

Tính vị, tác dụng: Tính Vị: + Vị ngọt nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc (Quảng Tây Trung Dược Chí). + Vị hơi ngọt, tính hơi hàn (An Huy Trung Thảo Dược). Quy Kinh: + Vào kinh Can, Vị, Tiểu trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Vào kinh Tâm, Can, Tz (Quảng Tây Trung Dược Chí). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học). + Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tác dụng bảo vệ thần kinh trên chuột thử nghiệm. Cây có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Với nồng độ 0.5-1 g dược liệu/ml có tác dụng ức chế tế bào báng Ehrlich và tế bào carcinom. Cây còn có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Salmonella typhymurium TA 100 làm thí nghiệm. Ngoài ra, cây cũng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách chuột, do đó người ta cho rằng dược liệu có khả năng điều hòa miễn dịch. Về tác dụng chống viêm, nước sắc H. diffusa tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới - nội mô (reticulo endomethelium) và của tế bào bạch cầu. Công dụng Rất thông dụng với tên Bạch hoa xà thiệt thảo (Việt nam) hay Bai hua she she cao (Trung Quốc). Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư... Ở Trung Quốc được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amygdale, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài, chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, cây dùng trị bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu. H. diffusa còn kết hợp với H. corymbosa và Mollugo pentaphylla dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao như một tác nhân chống khối u và dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị.

LƯU Ý:

(1) Cây trên khác với cây cüng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính. Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.

(2) Cüng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình müi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn. Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cüng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.

(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.

(4) Ở Trung Quốc cüng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hình giải hay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Cách dùng theo dân gian:

“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

+ Trị ung thư phổi:Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị chấn thương thời kz đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang – Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).

+ Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).

+ Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).

+ Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang – Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).

Đơn thuốc có dùng cây:

- Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, Mao căn 30 g, Sơn chi tử 9 g, Tô diệp 6 g. Sắc nước uống.

- Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, làm thành thuốc uống.

- Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60 g. Sắc nước uống.

- Chữa trẻ em kinh nhiệt (sốt, co giật), khó ngủ: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một thìa canh, ngày 2-3 lần.

- Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo: Mỗi ống 2 ml, dung dịch trong, vàng đậm, dùng tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, ngày 2 lần.

Dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm amygdale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruôt thừa, còn dùng trị ung thư.

Mua ở đâu:

Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế sự phát triển và gây chết theo chương trình nhiều dòng tế bào ung thư như dòng tế bào ung thư đại trực tràng (HT-29, CT-26, HCT-8/5-FU, Caco-2), dòng tế bào leukemia (CEM, WEHI-3, HL-60, U937, THP-1), dòng tế bào ung thư gan (HepG2, MHCC97-H), dòng tế bào ung thư phổi (A549, H1355, SPC-1-A), dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), dòng tế bào ung thư cổ tử cung (Hela), dòng tế bào ung thư tiền liệt tuyến (DU145, PC-3, LNCaP), dòng tế bào đa u tủy xương (RPMI 8226), ung thư buồng trứng (A2780) và một số dòng tế bào ung thư khác (B16F10, S-180, MG-63, U87); cũng như tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Dưới đây là một số nghiên cứu mới chứng minh tác dụng điều trị ung thư của bạch hoa xà thiệt thảo:

Nghiên cứu của Chung T.W và cộng sự (2017): Dịch chiết methanol và butanol của bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống phân bào, ngăn chặn di căn bằng cách ức chế hoạt động phiên mã của tế bào, do đó giảm khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư vú MCF-7 và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự chết theo chương trình của tế bào ung thư vú.

Nghiên cứu của Zhang L. và cộng sự (2016): Bạch hoa xà thiệt thảo ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng A2780 và gây ra sự chết theo chương trình. Việc kích thích sự chết theo chương trình của bạch hoa xà thiệt thảo liên quan đến việc điều chỉnh giảm protein Bcl-2 và kích hoạt caspase 3-9. Ngoài ra, bạch hoa xà thiệt thảo còn ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng. Một phân tích HPLC-Q-TOF-MS của bạch hoa xà thiệt thảo tìm thấy 13 hợp chất flavonoids và một hợp chất antraquinone, có thể góp phần vào tác dụng chống ung thư.

Nghiên cứu của Liu Z. và cộng sự (2010): Hoạt chất methylanthraquinone từ cây bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng kháng nhiều loại tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra các cơ chế gây ra chết theo chương trình qua trung gian methylanthraquinone trong tế bào ung thư vú người MCF-7. Khi các tế bào MCF-7 đồng trùng hợp với methylanthraquinone, tỷ lệ tế bào chết và pha S của chu trình tế bào tăng đáng kể. Ngoài ra, sự gia tăng canxi nội bào, phosphoryl hóa JNK và kích hoạt calpain đã được tìm thấy trong tế bào MCF-7 sau khi tiếp xúc với methylanthraquinone. Với việc giảm trung gian methylanthraquinone của màng tế bào ty thể, cytochrome C đã được giải phóng khỏi ty thể đến cytosol. Hơn nữa, methylanthraquinone gây ra sự phân cắt của caspase-4, caspase-9 và caspase-7 trong các tế bào MCF-7.

Nghiên cứu của Lin J. và cộng sự (2011): Dịch chiết nước của bạch hoa xà thiệt thảo ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch trên mô hình chuột được gây bệnh leukemia.

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005): đã chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch của flavonoid toàn phần trong bạch hoa xà thiệt thảo bằng cách cho chuột nhắt bị suy giảm miễn dịch uống flavonoid toàn phần (15, 30, và 60mg/kg), kết quả thu được là sự tăng nồng độ interleukin-2 (IL-2) và interferon-γ (INF-γ) cùng với sự gia tăng số lượng các tế bào lympho B và T.

Nghiên cứu của Hsu H.Y. và cộng sự (1997): Oleanolic acid (OA) trong bạch hoa xà thiệt thảo đã được nghiên cứu xác định khả năng ức chế sự phát triển của khối u, giảm tổn thương máu sau xạ trị và tác dụng chống viêm.

Với số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh cùng với xu hướng điều trị ung thư bằng liệu pháp tự nhiên thì việc nghiên cứu tạo chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được khoa học chứng minh tác dụng chống ung thư sẽ là thành phần tiềm năng, không thể thiếu trong các bài thuốc, chế phẩm phòng và điều trị ung thư.

Nguồn: TH

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây bạch hoa xà thiệt thảo, Tên khoa học, Thành phần hóa học tác dụng chữa bệnh của cây

Cây thảo dược Bạch hoa xà thiệt thảo hay còn gọi là cỏ lưỡi rắn hoa trắng, tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd. hay Oldenlandia diffusa Roxb., họ cà phê: Rubiaceae. Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu ung tán kết. Đây còn là một loại thuốc quý có tác dụng ức chế sự phân chia, sinh sản của các hạch tế bào ung bướu; có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh u bướu; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với khối u; ngăn ngừa biến chứng của khối u

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Hedyotis diffusa Willd

Tên khác: Cây bạch hoa xà thiệt thảo, An điền lan, Bòi ngòi bò, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng, Cây nọc sởi, Cây xương cá, Cây vương thái tô, Cây đơn đòng, Cây mai hồng, Cây cỏ nọc rắn

Mô tả cây: Cây thảo sống hàng năm, mọc bò, nhẵn. Thân hình 4 cạnh, màu nâu nhạt tròn ở gốc. Lá hình giải hay hơi thuôn, nhọn ở đầu, màu xám, dai, không cuống, lá kèm khía răng ở đỉnh. Hoa thường mọc đơn độc, hay họp 1-2 chiếc ở nách lá. Hoa màu trắng ít khi hồng, không cuống. Đài 4 hình giáo nhọn, ống dài hình cầu. Tràng 4 tù nhẵn, ống tràng nhẵn cả hai mặt. Nhị 4 dính ở họng ống tràng. Bầu 2 ô, 2 đầu nhụy, nhiều noãn, quả khổ dẹt ở đầu, có đài còn lại ở đỉnh. 2 ô nhiều hạt, có góc cạnh. Có hoa quả hầu như quanh năm. Dược liệu này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chữa ung thư của bạch hoa xà thiệt thảo.

Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Hedyotidis diffusae) thường được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo. Thu hái vào mùa hè, thu. Rửa sạch, phơi khô để dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây có ở cả 3 miền nước ta, ở vườn hai bên lối đi đều hay gặp. Thu hái, sơ chế: Thu hái phơi khô cất dùng. (Cây Bạch hoa xà thiệt thảo thường được thu hái vào mùa hạ, lấy toàn cây rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.)

Thành phần hóa học: Cây có các flavonoid như: kaempferol, kaempferol 3-O-beta-D-glucopyranosid, kaempferol3-O-(6"-O-L-rhamnosyl)-beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid và quercetin 3-O-(2"-O-beta-D-glucopyranosyl)-beta-D-glucopyranosid. Ngoài ra còn có acid urolic, b-sitosterol, stigmasterol, các iridoid glucosid như: 6-O-p-coumaroyl, 6-O-p-methoxycinnamoyl và 6-O-feruloyl ester của scandosid methyl ester.

Tính vị, tác dụng: Tính Vị: + Vị ngọt nhạt, tính mát (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (Trung Dược Học). +Vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc (Quảng Tây Trung Dược Chí). + Vị hơi ngọt, tính hơi hàn (An Huy Trung Thảo Dược). Quy Kinh: + Vào kinh Can, Vị, Tiểu trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Vị, Đại trường, Tiểu trường (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Vào kinh Tâm, Can, Tz (Quảng Tây Trung Dược Chí). Tác dụng: + Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học). + Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tác dụng bảo vệ thần kinh trên chuột thử nghiệm. Cây có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bào ung thư bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân. Với nồng độ 0.5-1 g dược liệu/ml có tác dụng ức chế tế bào báng Ehrlich và tế bào carcinom. Cây còn có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Salmonella typhymurium TA 100 làm thí nghiệm. Ngoài ra, cây cũng kích thích sự tăng sinh của tế bào lách chuột, do đó người ta cho rằng dược liệu có khả năng điều hòa miễn dịch. Về tác dụng chống viêm, nước sắc H. diffusa tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới - nội mô (reticulo endomethelium) và của tế bào bạch cầu. Công dụng Rất thông dụng với tên Bạch hoa xà thiệt thảo (Việt nam) hay Bai hua she she cao (Trung Quốc). Cây được sử dụng ở nước ta từ thời Tuệ Tĩnh, dùng chữa rắn cắn, sởi đậu, chống ung thư; trị lậu, máu xấu, thiếu mật, bao tử bị ung nhọt và bệnh, trị bệnh gan, hạch, ung thư... Ở Trung Quốc được dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm amygdale, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu. Dùng ngoài, chữa vết thương, rắn cắn, côn trùng đốt, đau lưng, đau khớp. Còn dùng điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư gan thời kỳ đầu. Ở Ấn Độ, cây dùng trị bệnh về gan mật, vàng da, sốt, lậu, máu xấu. H. diffusa còn kết hợp với H. corymbosa và Mollugo pentaphylla dưới tên Peh-Hue-Juwa-Chi-Cao như một tác nhân chống khối u và dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị.

LƯU Ý:

(1) Cây trên khác với cây cüng được gọi là Bạch hoa xà thiệt thảo, hoặc có các tên khác như: Đuôi công hoa trắng, Bươm bướm tích lan, Bươm bướm trắng. Nhài công, Bạch tuyết hoa. Lài đưa, Chiến (Plumbago zeylanic L.) thuộc họ Plumbaginnaceae, là cây cỏ cao từ 0,50m đến 1m, cành có góc, thân có khía dọc. Lá hình trứng hay thuôn, đầu nhọn mọc so le, cuống lá ôm lấy thân, hoa hình đinh màu trắng, mọc thành bông dày đặc ở ngọn, đài có nhiều lông dính. Nhân dân thường lấy rễ lá tươi để làm thuốc. Rễ có màu trắng đỏ nhạt, mép ngoài sẫm có rãnh dọc, phấn trong màu nâu, vị hắc gây buồn nôn, có tính chất làm rộp da. Cây này có vị cay tính nóng, có độc, có tác dụng thông kinh. hoạt huyết, sát trùng tiêu viêm. Thường dùng ngoài để chữa đinh nhọt, tràng nhạt, sưng vú, dùng lá rễ tươi đâm nát đắp vào. Khi chữa hắc lào lở ghẻ lấy rễ tươi rửa sạch gĩa nhỏ phơi trong mát ngâm rượu 70 độ bôi vào, chữa chai chân đi không được bằng cách đâm tươi rịt 2 giờ rồi bỏ ra. Ngoài ra có thể sao vàng sắc uống để trừ hàn lãnh, ứ huyết của sản phụ.

(2) Cüng cần phân biệt với cây Xích hoa xà còn gọi là Bạch hoa xà, Bươm bướm hường, Bươm bướm đỏ đuôi công (Plumbago indica Linn hoặc Plumbago rosea Linn.) là cây thảo thân hóa gỗ rất nhiều, có khía dọc nhỏ nhẵn. Lá nguyên mọc cách hình müi mác thuôn, mặt trên hơi có lông gần tù ở đầu, cuống lá ngắn. Hoa họp thành bông dài ở đỉnh, đơn hoặc phân ít nhánh ở phần trên, lá bắc hình trứng, chỉ bằng 1/4 của đài. Đài hình trụ có 5 cạnh phủ lông tuyến khắp mặt ngoài, tận cùng là 5 răng ngắn, nhọn. Tràng màu đỏ, ống nhỏ, dài gấp 4 lần đài, 5 thùy trải ra hình trứng hơi tròn. Nhị 5. Bầu bé, vòi nhụy chĩa thành 5 cánh ở ngọn. Cây có ở cả 3 miền nước ta, thường được dùng làm cảnh. Có tài liệu giới thiệu rễ cây này cüng có công dụng như cây này. Kinh nghiệm nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với dầu để xoa bóp nơi tê thấp và bệnh ngoài da như cùi hủi, ung thư. Có nơi chữa đau gân, đau xương, làm thuốc trụy thai, thường hay dùng lá, nếu nhức xương thì dùng rễ, lá xào ăn, ăn nhiều thì có tác dụng xổ.

(3) Ngoài ra người ta còn dùng cây Bòi Ngòi Trắng (Oldenlandia pinifolia (Wall) K.Schum) để thay cho Bạch hoa xà thiệt thảo.

(4) Ở Trung Quốc cüng dùng cây Bòi Ngòi Ngù, còn gọi tên khác là Vỏ Chu (Oldenladia corymbosa Linn.) hoặc Thủy tuyến thảo, là cây cùng họ với cây trên, công dụng giống nhau. Người ta thường cho rằng tác dụng trị ung thư thì cây Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tốt hơn cây này. Đó là cây thảo sống hàng năm thẳng đứng cao 0,15-0,40m, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn và xám ở gốc. Lá hình giải hay hình trái xoan dài, nhọn cả hai đầu và không có cuống, chỉ có gân chính là nổi rõ, lá kèm mềm, chia thùy ở đỉnh. Hoa tập trung thành sim ở nách lá. Quả nang hình bán cầu, hơi lồi ở đỉnh. Cây có hoa và quả quanh năm. Nhân dân dùng toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu, lúc cây ra hoa. Thu hái về phơi khô hay sao vàng, dùng trong các chứng sốt cao, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mệt lả (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Cách dùng theo dân gian:

“Bạch hoa xà thiệt thảo + Bán chi liên mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài thuốc trị các loại ung thư (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+ Trị ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán biên liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

+ Trị ung thư phổi:Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp tính: Bạch hoa xà thiệt thảo 80g, sắc uống, nhẹ ngày 1 thang, nặng ngày 2 thang (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị ho do viêm phổi: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 40g. Trần bì 8g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị amidal viêm cấp : Bạch hoa xà thiệt thảo 12g, Xa tiền thảo 12g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị đường tiểu viêm, tiểu buốt, tiểu gắt: Bạch hoa xà thiệt thảo, Dã cúc hoa, Kim ngân hoa, mỗi thứ 40g, Thạch vi 20g, sắc uống thay nước trà (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị chấn thương thời kz đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo (tươi) 120g, nước, rượu mỗi thứ 1 nửa sắc uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Bảo vệ gan, lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo + Hạ khô thảo + Cam thảo [theo tỉ lệ 2 + 2 + 1] (Tam Thảo Thang – Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

+ Trị ruột dư viêm cấp đơn thuần và phúc mạc viêm nhẹ: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, sắc, chia 3 lần uống. Đã trị hơn 1000 cas kết qủa tốt (Dược Lý Và Ứng Dụng Trung Dược, NXB Vệ Sinh Nhân Dân, 1983).

+ Trị rắn độc cắn: Bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc với 200ml rượu uống trong ngày. Dùng 2/3 thuốc, chia làm 2-3 lần uống, còn 1/3 đắp vào vết cắn. Trị 19 cas đều khỏi (Quảng Đông Y Học Tạp Chí 1965, 4:14).

+ Trị dịch hoàn ứ nước (biến chứng sau khi thắt ống dẫn tinh): Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, sắc, chia làm 3 lần uống. Trị 38 cas, có kết qủa 34 cas (Vạn Hiếu Tài Nông Thôn Y Học Tạp Chí 1987, 2:11).

+ Trị gan viêm, vàng da: Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g, Hạ khô thảo 31,25g, Cam thảo 15,625g, chế thành xi rô. Trị 72 cas, có kết quả 100%. Ngày nằm viện bình quân 25,3 ngày (Tam Thảo Thang – Báo Cáo Của Khoa Nhiễm Bệnh Viện Trực Thuộc số 2 Học Viện Y Học Hồ Nam đăng trong Thông Tin Trung Dược Thảo 1987, 2:1).

Đơn thuốc có dùng cây:

- Chữa viêm thận cấp có phù, nước tiểu có albumin: Bạch hoa xà thiệt thảo, Xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, Mao căn 30 g, Sơn chi tử 9 g, Tô diệp 6 g. Sắc nước uống.

- Chữa sỏi mật, viêm ống mật: Bạch hoa xà thiệt thảo, Nhân trần, Kim tiền thảo mỗi thứ 30 g, làm thành thuốc uống.

- Chữa mụn nhọt, vết thương sưng đau: Bạch hoa xà thiệt thảo 30-60 g. Sắc nước uống.

- Chữa trẻ em kinh nhiệt (sốt, co giật), khó ngủ: Bạch hoa xà thiệt thảo tươi, giã nát, vắt lấy nước, uống mỗi lần một thìa canh, ngày 2-3 lần.

- Thuốc tiêm Bạch hoa xà thiệt thảo: Mỗi ống 2 ml, dung dịch trong, vàng đậm, dùng tiêm bắp, mỗi lần 2-4 ml, ngày 2 lần.

Dùng chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm amygdale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruôt thừa, còn dùng trị ung thư.

Mua ở đâu:

Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế sự phát triển và gây chết theo chương trình nhiều dòng tế bào ung thư như dòng tế bào ung thư đại trực tràng (HT-29, CT-26, HCT-8/5-FU, Caco-2), dòng tế bào leukemia (CEM, WEHI-3, HL-60, U937, THP-1), dòng tế bào ung thư gan (HepG2, MHCC97-H), dòng tế bào ung thư phổi (A549, H1355, SPC-1-A), dòng tế bào ung thư vú (MCF-7), dòng tế bào ung thư cổ tử cung (Hela), dòng tế bào ung thư tiền liệt tuyến (DU145, PC-3, LNCaP), dòng tế bào đa u tủy xương (RPMI 8226), ung thư buồng trứng (A2780) và một số dòng tế bào ung thư khác (B16F10, S-180, MG-63, U87); cũng như tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Dưới đây là một số nghiên cứu mới chứng minh tác dụng điều trị ung thư của bạch hoa xà thiệt thảo:

Nghiên cứu của Chung T.W và cộng sự (2017): Dịch chiết methanol và butanol của bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng chống phân bào, ngăn chặn di căn bằng cách ức chế hoạt động phiên mã của tế bào, do đó giảm khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư vú MCF-7 và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự chết theo chương trình của tế bào ung thư vú.

Nghiên cứu của Zhang L. và cộng sự (2016): Bạch hoa xà thiệt thảo ức chế đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng A2780 và gây ra sự chết theo chương trình. Việc kích thích sự chết theo chương trình của bạch hoa xà thiệt thảo liên quan đến việc điều chỉnh giảm protein Bcl-2 và kích hoạt caspase 3-9. Ngoài ra, bạch hoa xà thiệt thảo còn ngăn chặn sự di chuyển của các tế bào ung thư buồng trứng. Một phân tích HPLC-Q-TOF-MS của bạch hoa xà thiệt thảo tìm thấy 13 hợp chất flavonoids và một hợp chất antraquinone, có thể góp phần vào tác dụng chống ung thư.

Nghiên cứu của Liu Z. và cộng sự (2010): Hoạt chất methylanthraquinone từ cây bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng kháng nhiều loại tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra các cơ chế gây ra chết theo chương trình qua trung gian methylanthraquinone trong tế bào ung thư vú người MCF-7. Khi các tế bào MCF-7 đồng trùng hợp với methylanthraquinone, tỷ lệ tế bào chết và pha S của chu trình tế bào tăng đáng kể. Ngoài ra, sự gia tăng canxi nội bào, phosphoryl hóa JNK và kích hoạt calpain đã được tìm thấy trong tế bào MCF-7 sau khi tiếp xúc với methylanthraquinone. Với việc giảm trung gian methylanthraquinone của màng tế bào ty thể, cytochrome C đã được giải phóng khỏi ty thể đến cytosol. Hơn nữa, methylanthraquinone gây ra sự phân cắt của caspase-4, caspase-9 và caspase-7 trong các tế bào MCF-7.

Nghiên cứu của Lin J. và cộng sự (2011): Dịch chiết nước của bạch hoa xà thiệt thảo ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch trên mô hình chuột được gây bệnh leukemia.

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2005): đã chứng minh tác dụng điều hòa miễn dịch của flavonoid toàn phần trong bạch hoa xà thiệt thảo bằng cách cho chuột nhắt bị suy giảm miễn dịch uống flavonoid toàn phần (15, 30, và 60mg/kg), kết quả thu được là sự tăng nồng độ interleukin-2 (IL-2) và interferon-γ (INF-γ) cùng với sự gia tăng số lượng các tế bào lympho B và T.

Nghiên cứu của Hsu H.Y. và cộng sự (1997): Oleanolic acid (OA) trong bạch hoa xà thiệt thảo đã được nghiên cứu xác định khả năng ức chế sự phát triển của khối u, giảm tổn thương máu sau xạ trị và tác dụng chống viêm.

Với số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh cùng với xu hướng điều trị ung thư bằng liệu pháp tự nhiên thì việc nghiên cứu tạo chế phẩm hỗ trợ điều trị ung thư sử dụng các loại dược liệu có nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết. Bạch hoa xà thiệt thảo đã được khoa học chứng minh tác dụng chống ung thư sẽ là thành phần tiềm năng, không thể thiếu trong các bài thuốc, chế phẩm phòng và điều trị ung thư.

Nguồn: TH

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280