ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Tinh dầu xạ hương thông thường có vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, Cỏ xạ hương có hai thành phần quan trọng là Thymol và Carvacrol. Theo nhiều nghiên cứu, hai thành phần này có các tác dụng kháng viêm. Cỏ xạ hương có tên khoa học: Thymus vulgaris L., thuộc họ Hoa môi -Lamiaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Thymus vulgaris L

Tên khác: Thyme hay Common thyme, Garden thyme

Mô tả cây: Cây dưới bụi, cao 30-70cm, tạo thành khóm xám hay lục trăng trắng, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn. Lá nhỏ hình ngọn giáo dài 5-9mm; có cuống ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới. Hoa nhỏ ở nách lá, dài 4-6mm, màu hồng hay trắng; đài lởm chởm, lông cứng, chia hai môi; tràng hình ống, các môi trên đứng, môi dưới có 3 thùy gần bằng nhau; nhị 4, lồi có bao phấn rẽ ra; nhụy có đĩa mật bao quanh. Quả bế có 4 hạch nhỏ màu nâu. Hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Ngọn cây mang hoa lá - Herba et Folium Thymi.

Nơi sống và thu hái: Cây của Âu châu và ôn đới Á châu. Cũng được nhập trồng ở Sapa, gây giống làm thuốc. Gieo bằng hạt nhưng thường nhân giống bằng tách chồi. Có thể cắt lá mỗi năm hai lần vào lúc bắt đầu mùa hè và tháng 9, phơi khô các thân mang hoa rồi cột thành bó để dành; lá có thể phơi trong giỏ hay phơi trên vải mỏng.

Thành phần hóa học: Tinh dầu xạ hương thảo có 20-45% phenol, cấu tạo chủ yếu bởi thymol (p-isopropyl-m-cresol) kèm theo carvacrol (p-isopropyl-o-cresol). Còn có các alcol: l-borneol, linalol, geraniol, terpineol-4, b-hexenol, alcol amylic; các carbur: p-cymen, l-a pinen, b-pinen, camphen, carophyllen. Cây còn chứa nhựa, tanin (10%), glucosid tan trong nước và acid saponosid.

Tính vị, tác dụng: Vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng trị:

1. Cảm mạo, đau đầu;

2. Ho;

3. Bụng trướng lạnh đau;

4. Kinh nguyệt không đều;

5. Bạch đới.

LƯU Ý:

Cỏ xạ hương an toàn cho các đối tượng sử dụng. Trẻ em vẫn được sử dụng dịch chiết cỏ xạ hương khi bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy cỏ xạ hương đã được sử dụng trong dân gian và không có thông tin gì về các tác dụng tiêu cực của cỏ xạ hương cho phụ nữ mang thai nhưng không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chưa có các nghiên cứu về sử dụng cỏ xạ hương trên đối tượng này.

Cách dùng theo dân gian:

Dược liệu và ứng dụng y học

Tinh dầu xạ hương thông thường có vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, chứa 20-54% thymol. Tinh dầu xạ hương cũng chứa một số hợp chất khác, chẳng hạn như p-cymene, myrcene, borneol và linalool.

Cỏ xạ hương có hai thành phần quan trọng là Thymol và Carvacrol. Theo nhiều nghiên cứu, hai thành phần này có các tác dụng kháng viêm (anti-inflammatory) với những cơ chế khác nhau. Thymol có tác dụng kháng viêm nhờ cơ chế ức chế sự sản sinh elastase được giải phóng khi hoạt hóa đại thực bào. Các elastase này sẽ sản sinh ra elastine là một dấu chỉ quan trọng trong quá trình viêm, có thể làm phản ứng viêm trầm trọng hơn. Việc ức chế giải phóng elastase sẽ giúp giảm các đáp ứng gây viêm. Công trình này được công bố bởi nhóm nghiên cứu của Braga, trường đại học y khoa Milan, Italia.

Carvacrol là một thành phần quan trọng khác trong cỏ Xạ Hương, Carvacrol có hoạt động kháng viêm tốt do kích thích tăng sản sinh Interleukin 10, là một cytokin kháng viêm quan trọng. Interleukin 10 ức chế sản sinh ra các cytokin gây viêm khác. Công trình này được đăng tải trên tạp chí dược lý học của châu Âu năm 2013. Hoạt tính kháng viêm của Thymol và Cavarcrol trong cỏ xạ hương được khoa học đánh giá như một liệu pháp mới và tiềm năng cho các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp.

Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Dentinox năm 1997, 154 trẻ từ 2 tháng tuổi tới 14 tuổi (độ tuổi trung bình là 4.4 tuổi) bị viêm phế quản cấp được điều trị hàng ngày với 30ml dịch chiết cỏ xạ hương trong giai đoạn từ 7 tới 14 ngày (trung bình 7.9 ngày). Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở 93% bệnh nhân, các triệu chứng viêm phế quản giảm rõ rệt.

Thymol có khả năng làm giảm tình trạng vi khuẩn kháng các thuốc kháng sinh thông thường như penicillin. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol cũng như hoạt tính chống oxy hóa nên thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe cho người già yếu và trẻ nhỏ, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng. Thymol và Carvacrol giảm khả năng vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua tác động hiệp đồng với nhau. Ngoài ra thymol còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Trường đại học Maryland, Hoa Kỳ cũng liệt kê cỏ Xạ Hương (Thyme) đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả cho các trường hợp viêm phế quản và viêm đường hô hấp ở châu Âu, đặc biệt là tại Đức. Dịch chiết cỏ xạ hương được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu, chủ yếu trị và phòng các bệnh hô hấp, đối tượng chính là trẻ em.

Trà làm từ xạ hương có thể dùng để trị ho và viêm phế quản.

Thymol, một chất khử trùng, là thành phần hoạt chất chính trong nhiều loại nước súc miệng được sản xuất thương mại như Listerine. Thymol cũng có thể được tìm thấy như là thành phần chính trong một số sản phẩm rửa tay tự nhiên, không cồn.

Thymol cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong trị nấm mà thường là lây nhiễm móng chân. Một nghiên cứu của Đại học Leeds Metropolitan thấy rằng cỏ xạ hương có thể có ích trong việc điều trị mụn trứng cá.

Mua ở đâu:

Cỏ xạ hương (tiếng Anh: Thyme hay Common thyme, Garden thyme, danh pháp hai phần: Thymus vulgaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lý hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này.

Cỏ xạ hương có nguồn gốc miền nam châu Âu từ phía tây Địa Trung Hải đến miền nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cây được trồng chính tại Đà Lạt và Sa Pa. Cỏ xạ hương khá phổ biến ở châu Âu như Đức, Pháp, Séc, Áo và khu vực Địa Trung Hải như Italia.

Thông tin khác:

Cỏ Xạ hương để trị mụn

Nếu bạn đã thử rất nhiều loại thuốc trị mụn không kê đơn mà không có hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc thử dùng cỏ xạ hương. Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn và trong tương lai có thể sẽ trở thành một thành phần của các loại thuốc trị mụn.

Nếu ngâm cỏ  xạ hương trong rượu vài ngày hoặc vài tuần, nó sẽ trở thành một loại cồn thuốc. Các nhà nghiên cứu tại Anh đang thử nghiệm hiệu quả của loại cồn thuốc xạ hương này trong việc trị mụn.

Trong một nghiên cứu đã tiến hành về cồn thuốc xạ hương, kết quả rất bất ngờ. Loại thảo mộc tự nhiên này có tác dụng trị mụn bọc tốt hơn các sản phẩm trị mụn thông thường có chứa benzoyl peroxide.

Cỏ xạ hương làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ cỏ xạ hương có khả năng làm giảm đáng kể nhịp tim ở những con chuột bị tăng huyết áp và còn có thể làm giảm mỡ máu của chúng nữa. Một cách khác chắc chắn sẽ làm giảm nhịp tim của bạn là sử dụng cỏ xạ hương thay thế muối trong các bữa ăn của bạn.

Làm giảm ho

Tinh dầu xạ hương, được chiết xuất từ lá xạ hương, thường được dùng như một phương pháp trị ho tự nhiên. Trong một nghiên cứu, phối hợp cỏ xạ hương và lá thường xuân có thể làm giảm ho và các triệu chứng khác của bệnh viêm phế quản cấp tính.

Giúp tăng cường miễn dịch

Việc có đủ tất cả các loại vitamin bạn cần trong ngày có thể sẽ là một thử thách lớn. Tuy nhiên, thật may mắn là cỏ xạ hương được đóng gói cùng với vitamin C cũng là một nguồn cung cấp vitamin A rất tuyệt vời. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị cảm lạnh, cỏ xạ hương có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Một tác dụng khác của cỏ xạ hương: đó là nguồn cung cấp đồng, chất xơ và mangan rất tuyệt vời.

Dùng để khử trùng

Nấm mốc là một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn rất nguy hiểm, có thể trú ngụ ở bất cứ đâu trong nhà của bạn. Khi bạn nhận thấy nhà mình xuất hiện nấm mốc, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc. Dầu xạ hương có thể là giải pháp giúp bạn loại bỏ ở nấm mốc ở những nơi có mức độ nấm mốc vừa phải.

Tinh dầu xạ hương có thể chứa rất nhiều thành phần chống nấm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu xạ hương có thể được dùng như một chất khử trùng trong nhà, ở những nơi bị nấm mốc với mức độ vừa phải.

Giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại

Thymol – một thành phần trong cỏ xạ hương, cũng là một thành phần có trong rất nhiều loại thuốc trừ sâu, cả những loại thuốc sử dụng trong nhà và ngoài nhà. Thymol thường được sử dụng để phòng tránh vi khuẩn, virus, cũng như xua đuổi chuột và các loại côn trùng gây hại khác.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, chiết xuất từ cỏ xạ hương có thể đuổi muỗi nhưng việc trồng cỏ xạ hương trong vườn là chưa đủ. Để có được tác dụng tốt nhất, bạn nên chà xát lá xạ hương vào lòng bàn tay để tinh dầu được tiết ra.

Bạn cũng có thể tự tạo ra một loại dung dịch đuổi muối bằng cách trộn 4 giọt dầu xạ hương với một thìa cà phê dầu ôliu hoặc trộn 5 giọt dầu xạ hương với khoảng 60ml nước.

Cỏ xạ hương có mùi rất thơm

Các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên hiện nay có thể tìm thấy ở các cửa hàng, và rất nhiều trong số đó có chứa xạ hương. Nhờ có tác dụng kháng khuẩn và thành phần chống nấm, cỏ xạ hương là một thành phần phổ biến trong các loại nước súc miệng. Cỏ xạ hương cũng là một thành phần rất phổ biến trong các loại xịt khử mùi tự nhiên và còn là một thành phần trong món lẩu.

Xạ hương có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn

Tinh dầu xạ hương thường được dùng trong các phương pháp trị liệu bằng mùi hương vì có chứa các hoạt chất tên là carvacrol.

Trong một nghiên cứu năm 2013, carvacrol được chứng minh là tác dụng lên hoạt động của các nơ ron thần kinh, và do đó có thể làm bạn cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn.

Do vậy, nếu bạn thường xuyên sử dụng cỏ xạ hương hoặc dầu xạ hương, nó có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực lên tâm trạng và cảm xúc của bạn.

Cỏ xạ hương dùng trong nấu ăn

Cỏ xạ hương là một thành phần tuyệt vời được sử dụng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Ý và khu vực Địa Trung Hải, như một nguyên liệu chính trong món nước sốt pesto – loại nước sốt mà bạn có thể sử dụng như một loại gia vị hoặc để thêm vào mỳ hoặc cơm.

Lá xạ hương tươi hoặc một nhánh xạ hương có thể được sử dụng trong khi ướp thịt hoặc cá. Thêm cỏ xạ hương vào món mỳ ống  với pho mát và nấm cũng là một cách tuyệt vời để sử dụng xạ hương trong các món ăn của bạn.

Cách trồng Cỏ Xạ Hương

Cỏ xạ hương tốt nhất là trồng ở một vị trí nắng nóng với đất thoát nước tốt. Nó thường được trồng vào mùa xuân, và sau đó phát triển như một cây lâu năm. Nó có thể được nhân giống bằng hạt, cắt, hoặc chia rễ từ cây. Cây chịu được hạn hán tốt, có thể chịu băng giá và được tìm thấy mọc hoang ở vùng núi cao. Dọc theo Riviera, nó được tìm thấy từ độ cao mực nước biển và lên đến 800m.


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Cỏ xạ hương, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y Tinh dầu xạ hương thông thường có vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, Cỏ xạ hương có hai thành phần quan trọng là Thymol và Carvacrol. Theo nhiều nghiên cứu, hai thành phần này có các tác dụng kháng viêm. Cỏ xạ hương có tên khoa học: Thymus vulgaris L., thuộc họ Hoa môi -Lamiaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Thymus vulgaris L

Tên khác: Thyme hay Common thyme, Garden thyme

Mô tả cây: Cây dưới bụi, cao 30-70cm, tạo thành khóm xám hay lục trăng trắng, thân hóa gỗ, mọc đứng hay nằm, phân nhánh nhiều và có lông mịn. Lá nhỏ hình ngọn giáo dài 5-9mm; có cuống ngắn, mép lá cuốn lại có lông như bông ở mặt dưới. Hoa nhỏ ở nách lá, dài 4-6mm, màu hồng hay trắng; đài lởm chởm, lông cứng, chia hai môi; tràng hình ống, các môi trên đứng, môi dưới có 3 thùy gần bằng nhau; nhị 4, lồi có bao phấn rẽ ra; nhụy có đĩa mật bao quanh. Quả bế có 4 hạch nhỏ màu nâu. Hoa tháng 6-10.

Bộ phận dùng: Ngọn cây mang hoa lá - Herba et Folium Thymi.

Nơi sống và thu hái: Cây của Âu châu và ôn đới Á châu. Cũng được nhập trồng ở Sapa, gây giống làm thuốc. Gieo bằng hạt nhưng thường nhân giống bằng tách chồi. Có thể cắt lá mỗi năm hai lần vào lúc bắt đầu mùa hè và tháng 9, phơi khô các thân mang hoa rồi cột thành bó để dành; lá có thể phơi trong giỏ hay phơi trên vải mỏng.

Thành phần hóa học: Tinh dầu xạ hương thảo có 20-45% phenol, cấu tạo chủ yếu bởi thymol (p-isopropyl-m-cresol) kèm theo carvacrol (p-isopropyl-o-cresol). Còn có các alcol: l-borneol, linalol, geraniol, terpineol-4, b-hexenol, alcol amylic; các carbur: p-cymen, l-a pinen, b-pinen, camphen, carophyllen. Cây còn chứa nhựa, tanin (10%), glucosid tan trong nước và acid saponosid.

Tính vị, tác dụng: Vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng trị:

1. Cảm mạo, đau đầu;

2. Ho;

3. Bụng trướng lạnh đau;

4. Kinh nguyệt không đều;

5. Bạch đới.

LƯU Ý:

Cỏ xạ hương an toàn cho các đối tượng sử dụng. Trẻ em vẫn được sử dụng dịch chiết cỏ xạ hương khi bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Tuy cỏ xạ hương đã được sử dụng trong dân gian và không có thông tin gì về các tác dụng tiêu cực của cỏ xạ hương cho phụ nữ mang thai nhưng không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chưa có các nghiên cứu về sử dụng cỏ xạ hương trên đối tượng này.

Cách dùng theo dân gian:

Dược liệu và ứng dụng y học

Tinh dầu xạ hương thông thường có vị cay mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong giải biểu, hành khí giảm đau, chứa 20-54% thymol. Tinh dầu xạ hương cũng chứa một số hợp chất khác, chẳng hạn như p-cymene, myrcene, borneol và linalool.

Cỏ xạ hương có hai thành phần quan trọng là Thymol và Carvacrol. Theo nhiều nghiên cứu, hai thành phần này có các tác dụng kháng viêm (anti-inflammatory) với những cơ chế khác nhau. Thymol có tác dụng kháng viêm nhờ cơ chế ức chế sự sản sinh elastase được giải phóng khi hoạt hóa đại thực bào. Các elastase này sẽ sản sinh ra elastine là một dấu chỉ quan trọng trong quá trình viêm, có thể làm phản ứng viêm trầm trọng hơn. Việc ức chế giải phóng elastase sẽ giúp giảm các đáp ứng gây viêm. Công trình này được công bố bởi nhóm nghiên cứu của Braga, trường đại học y khoa Milan, Italia.

Carvacrol là một thành phần quan trọng khác trong cỏ Xạ Hương, Carvacrol có hoạt động kháng viêm tốt do kích thích tăng sản sinh Interleukin 10, là một cytokin kháng viêm quan trọng. Interleukin 10 ức chế sản sinh ra các cytokin gây viêm khác. Công trình này được đăng tải trên tạp chí dược lý học của châu Âu năm 2013. Hoạt tính kháng viêm của Thymol và Cavarcrol trong cỏ xạ hương được khoa học đánh giá như một liệu pháp mới và tiềm năng cho các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp.

Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Dentinox năm 1997, 154 trẻ từ 2 tháng tuổi tới 14 tuổi (độ tuổi trung bình là 4.4 tuổi) bị viêm phế quản cấp được điều trị hàng ngày với 30ml dịch chiết cỏ xạ hương trong giai đoạn từ 7 tới 14 ngày (trung bình 7.9 ngày). Kết quả nghiên cứu chỉ ra ở 93% bệnh nhân, các triệu chứng viêm phế quản giảm rõ rệt.

Thymol có khả năng làm giảm tình trạng vi khuẩn kháng các thuốc kháng sinh thông thường như penicillin. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol cũng như hoạt tính chống oxy hóa nên thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe cho người già yếu và trẻ nhỏ, tăng cường sức chống đỡ với bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng. Thymol và Carvacrol giảm khả năng vi khuẩn kháng kháng sinh thông qua tác động hiệp đồng với nhau. Ngoài ra thymol còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Trường đại học Maryland, Hoa Kỳ cũng liệt kê cỏ Xạ Hương (Thyme) đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả cho các trường hợp viêm phế quản và viêm đường hô hấp ở châu Âu, đặc biệt là tại Đức. Dịch chiết cỏ xạ hương được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu, chủ yếu trị và phòng các bệnh hô hấp, đối tượng chính là trẻ em.

Trà làm từ xạ hương có thể dùng để trị ho và viêm phế quản.

Thymol, một chất khử trùng, là thành phần hoạt chất chính trong nhiều loại nước súc miệng được sản xuất thương mại như Listerine. Thymol cũng có thể được tìm thấy như là thành phần chính trong một số sản phẩm rửa tay tự nhiên, không cồn.

Thymol cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong trị nấm mà thường là lây nhiễm móng chân. Một nghiên cứu của Đại học Leeds Metropolitan thấy rằng cỏ xạ hương có thể có ích trong việc điều trị mụn trứng cá.

Mua ở đâu:

Cỏ xạ hương (tiếng Anh: Thyme hay Common thyme, Garden thyme, danh pháp hai phần: Thymus vulgaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lý hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này.

Cỏ xạ hương có nguồn gốc miền nam châu Âu từ phía tây Địa Trung Hải đến miền nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cây được trồng chính tại Đà Lạt và Sa Pa. Cỏ xạ hương khá phổ biến ở châu Âu như Đức, Pháp, Séc, Áo và khu vực Địa Trung Hải như Italia.

Thông tin khác:

Cỏ Xạ hương để trị mụn

Nếu bạn đã thử rất nhiều loại thuốc trị mụn không kê đơn mà không có hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc thử dùng cỏ xạ hương. Cỏ xạ hương có đặc tính kháng khuẩn và trong tương lai có thể sẽ trở thành một thành phần của các loại thuốc trị mụn.

Nếu ngâm cỏ  xạ hương trong rượu vài ngày hoặc vài tuần, nó sẽ trở thành một loại cồn thuốc. Các nhà nghiên cứu tại Anh đang thử nghiệm hiệu quả của loại cồn thuốc xạ hương này trong việc trị mụn.

Trong một nghiên cứu đã tiến hành về cồn thuốc xạ hương, kết quả rất bất ngờ. Loại thảo mộc tự nhiên này có tác dụng trị mụn bọc tốt hơn các sản phẩm trị mụn thông thường có chứa benzoyl peroxide.

Cỏ xạ hương làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ cỏ xạ hương có khả năng làm giảm đáng kể nhịp tim ở những con chuột bị tăng huyết áp và còn có thể làm giảm mỡ máu của chúng nữa. Một cách khác chắc chắn sẽ làm giảm nhịp tim của bạn là sử dụng cỏ xạ hương thay thế muối trong các bữa ăn của bạn.

Làm giảm ho

Tinh dầu xạ hương, được chiết xuất từ lá xạ hương, thường được dùng như một phương pháp trị ho tự nhiên. Trong một nghiên cứu, phối hợp cỏ xạ hương và lá thường xuân có thể làm giảm ho và các triệu chứng khác của bệnh viêm phế quản cấp tính.

Giúp tăng cường miễn dịch

Việc có đủ tất cả các loại vitamin bạn cần trong ngày có thể sẽ là một thử thách lớn. Tuy nhiên, thật may mắn là cỏ xạ hương được đóng gói cùng với vitamin C cũng là một nguồn cung cấp vitamin A rất tuyệt vời. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị cảm lạnh, cỏ xạ hương có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Một tác dụng khác của cỏ xạ hương: đó là nguồn cung cấp đồng, chất xơ và mangan rất tuyệt vời.

Dùng để khử trùng

Nấm mốc là một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn rất nguy hiểm, có thể trú ngụ ở bất cứ đâu trong nhà của bạn. Khi bạn nhận thấy nhà mình xuất hiện nấm mốc, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc. Dầu xạ hương có thể là giải pháp giúp bạn loại bỏ ở nấm mốc ở những nơi có mức độ nấm mốc vừa phải.

Tinh dầu xạ hương có thể chứa rất nhiều thành phần chống nấm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu xạ hương có thể được dùng như một chất khử trùng trong nhà, ở những nơi bị nấm mốc với mức độ vừa phải.

Giúp xua đuổi các loại côn trùng gây hại

Thymol – một thành phần trong cỏ xạ hương, cũng là một thành phần có trong rất nhiều loại thuốc trừ sâu, cả những loại thuốc sử dụng trong nhà và ngoài nhà. Thymol thường được sử dụng để phòng tránh vi khuẩn, virus, cũng như xua đuổi chuột và các loại côn trùng gây hại khác.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, chiết xuất từ cỏ xạ hương có thể đuổi muỗi nhưng việc trồng cỏ xạ hương trong vườn là chưa đủ. Để có được tác dụng tốt nhất, bạn nên chà xát lá xạ hương vào lòng bàn tay để tinh dầu được tiết ra.

Bạn cũng có thể tự tạo ra một loại dung dịch đuổi muối bằng cách trộn 4 giọt dầu xạ hương với một thìa cà phê dầu ôliu hoặc trộn 5 giọt dầu xạ hương với khoảng 60ml nước.

Cỏ xạ hương có mùi rất thơm

Các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên hiện nay có thể tìm thấy ở các cửa hàng, và rất nhiều trong số đó có chứa xạ hương. Nhờ có tác dụng kháng khuẩn và thành phần chống nấm, cỏ xạ hương là một thành phần phổ biến trong các loại nước súc miệng. Cỏ xạ hương cũng là một thành phần rất phổ biến trong các loại xịt khử mùi tự nhiên và còn là một thành phần trong món lẩu.

Xạ hương có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn

Tinh dầu xạ hương thường được dùng trong các phương pháp trị liệu bằng mùi hương vì có chứa các hoạt chất tên là carvacrol.

Trong một nghiên cứu năm 2013, carvacrol được chứng minh là tác dụng lên hoạt động của các nơ ron thần kinh, và do đó có thể làm bạn cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn.

Do vậy, nếu bạn thường xuyên sử dụng cỏ xạ hương hoặc dầu xạ hương, nó có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực lên tâm trạng và cảm xúc của bạn.

Cỏ xạ hương dùng trong nấu ăn

Cỏ xạ hương là một thành phần tuyệt vời được sử dụng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Ý và khu vực Địa Trung Hải, như một nguyên liệu chính trong món nước sốt pesto – loại nước sốt mà bạn có thể sử dụng như một loại gia vị hoặc để thêm vào mỳ hoặc cơm.

Lá xạ hương tươi hoặc một nhánh xạ hương có thể được sử dụng trong khi ướp thịt hoặc cá. Thêm cỏ xạ hương vào món mỳ ống  với pho mát và nấm cũng là một cách tuyệt vời để sử dụng xạ hương trong các món ăn của bạn.

Cách trồng Cỏ Xạ Hương

Cỏ xạ hương tốt nhất là trồng ở một vị trí nắng nóng với đất thoát nước tốt. Nó thường được trồng vào mùa xuân, và sau đó phát triển như một cây lâu năm. Nó có thể được nhân giống bằng hạt, cắt, hoặc chia rễ từ cây. Cây chịu được hạn hán tốt, có thể chịu băng giá và được tìm thấy mọc hoang ở vùng núi cao. Dọc theo Riviera, nó được tìm thấy từ độ cao mực nước biển và lên đến 800m.