ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ. Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương.

    1. Tên gọi khác:

    Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    2. Tên khoa học:

    • Tên cây: cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook); cây xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem).
    • Họ Hoa tán (Apiaceae (Umbelliferae).

    3. Mô tả:

    • Cây bạch chỉ là một cây sống lâu năm, cao 1-1.5m, đường kính thân có thể tới 2-3cm, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẵn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lông ngắn. Lá phía dưới to, cuống dài, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thùy hình trứng hay hình trứng dài, dài 2-cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa, lá phái trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ, bao ôm lấy thân, hai mặt đều không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông ngắn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 4-8cm, cuống tán nhỏ dài 1cm, hoa màu trắng, quả dài chừng 6mm, rộng 5-6mm. Cây này cho vị hàng châu bạch chỉ hay hương bạch chỉ.
    • Cây xuyên bạch chỉ cũng là một cây sống lâu năm cao hơn cây bạch chỉ 2-3cm, đường kính thân nhỏ hơn, chỉ chừng 1cm. Lá mọc so le cũng 3 lần xẻ lông chim, thùy có cuống dài chừng 3cm, những đặc điểm khác gần giống loài trên.
    • Nói tóm lại cây bạch chỉ hàng châu thường thấp hơn 1-1.5m, thân to hơn (2-3cm), phiến của thùy hẹp lại thành cuống, còn xuyên bạch chỉ có thùy mang cuống rõ rệt.
    • Bạch chỉ đã được di thực vào nước ta có quả, cây mọc tốt, cả ở đồng bằng và những vùng núi cao mát. Nhưng giống thì chỉ mới để được ở miền núi cao, lạnh.
    • Tại Tam Đảo trồng vào tháng 1-2, tháng 4-5 năm sau ra hoa, nhưng có những cây trồng vào tháng 7-8 năm trước thì tháng 4-5 năm sau cùng ra hoa một lúc với cây trồng tháng 1-2.

    Cây dược liệu cây Bạch chỉ - Angelica dahurica

    4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản:

    4.1. Bộ phận dùng:

    • Rễ.

    4.2. Thu hái:

    • Vào mùa thu, khi lá úa vàng, đào lấy rễ, cắt bỏ thân và rễ con.

    4.3. Chế biến:

    • Sơ chế: Rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài. Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg Bạch chỉ tươi thì dùng 0.8kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì Bạch chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg Bạch chỉ thì cần Lưu hoàng đốt làm 2 lần.
    • Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua, có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).
    • Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược - Việt Nam).
    • Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

    4.4. Bảo quản:

    • Nơi khô ráo, thoáng mát.

    5. Thành phần hóa học:

    • Trong bạch chỉ có: Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phellopterin, Byak-Angelixin, Izobyakangelicol, Anhydrobyakangelixin, Angelicol, Xanthotoxin, Neobyakangelicol, Marmesin, Nodakenetin, Scopoletin.
    • Trong xuyên bạch chỉ: Bergapten, Umbelliferon, Anomalin, Angelicotoxin, Byakangelixin, Byakangelicola, axit angelic và tinh dầu.

    6. Tính vị qui kinh:

    • Vị cay, tính ôn.
    • Qui kinh Phế, Vị, Đại trường.

    7. Tác dụng dược lý:

    7.1. Theo Y học cổ truyền:

    • Có tác dụng: tán hàn, phát biểu, khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết, bài nùng, sinh cơ, chỉ thống, giải độc.
    • Dùng để làm thần kinh hưng phấn, làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư cân, ra mồ hôi, chữa nhức đầu, cảm mạo, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt. Còn làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài chữa sưng vú, tràng nhạc, ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.

    7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

    • Giảm đau: làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt.
    • Hưng phấn trung khu thần kinh: với liều nhỏ angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận đông huyết quản, trung khu hô hấp, dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giật và tê liệt toàn thân.
    • Kháng khuẩn: Ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, vi khuẩn Gram dương, đối với vi khuẩn lao ở người có tác dụng ức chế rõ rệt.

    8. Một số ứng dụng:

    • Trị cảm mạo:

    + Đau đầu (đau trước trán nhiều) thường phối hợp với Phòng phong, Khương hoạt.

    + Ở phụ nữ có thai và sau đẻ bị cảm, đau đầu dùng thuốc kết hợp với Xuyên khung (Khung chỉ hoàn) hoặc dùng bài Khu phong thanh thương ẩm: Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

    • Trị các loại đau khác: như đau đầu do thần kinh (đau nửa đầu) do viêm mũi, viêm xoang, đau lợi răng, đau thần kinh mặt, đau dạ dày:

    + Dùng bài Đô lương hoàn: Bạch chỉ tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6-12g; trị đau đầu trước trán nhiều) dùng: Bạch chỉ, Thương nhĩ, Tân di, mỗi thứ 12g, Bạc hà 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 4-12g trị viêm mũi, đau đầu.

    + Hoặc bài: Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Thạch cao sống 20g, sắc uống trị đau lợi răng.

    • Trị ung nhọt sưng tấy; rắn cắn: có tác dụng giải độc tiêu sưng bài mủ. Dùng bài: Bạch chỉ, Tử hoa địa đinh, Liên kiều, Qua lâu, Bối mẫu mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc nước uống chữa được ung nhọt và viêm tuyến vú.

    Bài Bạch chỉ hộ tâm tán: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau uống với rượu ấm chữa rắn độc, rết cắn.

    • Trị chứng Bạch đới phụ nữ: dùng bột Bạch chỉ và Mai mực lượng bằng nhau mỗi lần uống 12g.
    • Chữa chứng hôi miệng dùng: Bạch chỉ, Xuyên khung mỗi thứ 30g tán bột mịn viên lại bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2 - 3 viên.

    9. Chú ý:

    • Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng.
    • Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
    • Âm hư, huyết nhiệt: không dùng.
    • Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
    • Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).

    Theo https://caythuocquanhta.com/

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ. Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương.

    1. Tên gọi khác:

    Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu, Phương hương (Bản Kinh), Thần hiêu (Hòa Hán Dược Khảo), Bạch cự (Biệt Lục), Phù ly, Trạch phần (Ngô Phổ Bản Thảo), An bạch chỉ, Hàng bạch chỉ, Vân nam ngưu phòng phong, Xuyên bạch chỉ (Trung Dược Đại Từ Điển), Hưng an bạch chỉ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hàng bạch chỉ, Hương bạch chỉ, Xuyên bạch chỉ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

    2. Tên khoa học:

    • Tên cây: cây bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. et Hook); cây xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Lallem).
    • Họ Hoa tán (Apiaceae (Umbelliferae).

    3. Mô tả:

    • Cây bạch chỉ là một cây sống lâu năm, cao 1-1.5m, đường kính thân có thể tới 2-3cm, thân rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, phía dưới thân nhẵn, không có lông, nhưng phía trên, gần cụm hoa thì có lông ngắn. Lá phía dưới to, cuống dài, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, thùy hình trứng hay hình trứng dài, dài 2-cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa, lá phái trên nhỏ hơn, toàn bộ cuống lá phát triển thành bẹ, bao ôm lấy thân, hai mặt đều không có lông, nhưng trên đường gân của mặt trên có lông ngắn. Cụm hoa hình tán kép mọc ở kẽ lá hay đầu cành, cuống tán dài 4-8cm, cuống tán nhỏ dài 1cm, hoa màu trắng, quả dài chừng 6mm, rộng 5-6mm. Cây này cho vị hàng châu bạch chỉ hay hương bạch chỉ.
    • Cây xuyên bạch chỉ cũng là một cây sống lâu năm cao hơn cây bạch chỉ 2-3cm, đường kính thân nhỏ hơn, chỉ chừng 1cm. Lá mọc so le cũng 3 lần xẻ lông chim, thùy có cuống dài chừng 3cm, những đặc điểm khác gần giống loài trên.
    • Nói tóm lại cây bạch chỉ hàng châu thường thấp hơn 1-1.5m, thân to hơn (2-3cm), phiến của thùy hẹp lại thành cuống, còn xuyên bạch chỉ có thùy mang cuống rõ rệt.
    • Bạch chỉ đã được di thực vào nước ta có quả, cây mọc tốt, cả ở đồng bằng và những vùng núi cao mát. Nhưng giống thì chỉ mới để được ở miền núi cao, lạnh.
    • Tại Tam Đảo trồng vào tháng 1-2, tháng 4-5 năm sau ra hoa, nhưng có những cây trồng vào tháng 7-8 năm trước thì tháng 4-5 năm sau cùng ra hoa một lúc với cây trồng tháng 1-2.

    Cây dược liệu cây Bạch chỉ - Angelica dahurica

    4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản:

    4.1. Bộ phận dùng:

    • Rễ.

    4.2. Thu hái:

    • Vào mùa thu, khi lá úa vàng, đào lấy rễ, cắt bỏ thân và rễ con.

    4.3. Chế biến:

    • Sơ chế: Rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài. Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg Bạch chỉ tươi thì dùng 0.8kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì Bạch chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg Bạch chỉ thì cần Lưu hoàng đốt làm 2 lần.
    • Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua, có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).
    • Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược - Việt Nam).
    • Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

    4.4. Bảo quản:

    • Nơi khô ráo, thoáng mát.

    5. Thành phần hóa học:

    • Trong bạch chỉ có: Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin, Phellopterin, Byak-Angelixin, Izobyakangelicol, Anhydrobyakangelixin, Angelicol, Xanthotoxin, Neobyakangelicol, Marmesin, Nodakenetin, Scopoletin.
    • Trong xuyên bạch chỉ: Bergapten, Umbelliferon, Anomalin, Angelicotoxin, Byakangelixin, Byakangelicola, axit angelic và tinh dầu.

    6. Tính vị qui kinh:

    • Vị cay, tính ôn.
    • Qui kinh Phế, Vị, Đại trường.

    7. Tác dụng dược lý:

    7.1. Theo Y học cổ truyền:

    • Có tác dụng: tán hàn, phát biểu, khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết, bài nùng, sinh cơ, chỉ thống, giải độc.
    • Dùng để làm thần kinh hưng phấn, làm cho huyết trong toàn thân vận chuyển mau chóng, làm thuốc thư cân, ra mồ hôi, chữa nhức đầu, cảm mạo, răng đau, các bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt. Còn làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài chữa sưng vú, tràng nhạc, ghẻ lở, đỡ đau hút mủ.

    7.2. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

    • Giảm đau: làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt.
    • Hưng phấn trung khu thần kinh: với liều nhỏ angelicotoxin có tác dụng hưng phấn trung khu vận đông huyết quản, trung khu hô hấp, dây thần kinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy dãi và nôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giật và tê liệt toàn thân.
    • Kháng khuẩn: Ức chế trực khuẩn lỵ, thương hàn, vi khuẩn Gram dương, đối với vi khuẩn lao ở người có tác dụng ức chế rõ rệt.

    8. Một số ứng dụng:

    • Trị cảm mạo:

    + Đau đầu (đau trước trán nhiều) thường phối hợp với Phòng phong, Khương hoạt.

    + Ở phụ nữ có thai và sau đẻ bị cảm, đau đầu dùng thuốc kết hợp với Xuyên khung (Khung chỉ hoàn) hoặc dùng bài Khu phong thanh thương ẩm: Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống.

    • Trị các loại đau khác: như đau đầu do thần kinh (đau nửa đầu) do viêm mũi, viêm xoang, đau lợi răng, đau thần kinh mặt, đau dạ dày:

    + Dùng bài Đô lương hoàn: Bạch chỉ tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 6-12g; trị đau đầu trước trán nhiều) dùng: Bạch chỉ, Thương nhĩ, Tân di, mỗi thứ 12g, Bạc hà 6g, tán bột mịn, mỗi lần uống 4-12g trị viêm mũi, đau đầu.

    + Hoặc bài: Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ mỗi thứ 12g, Thạch cao sống 20g, sắc uống trị đau lợi răng.

    • Trị ung nhọt sưng tấy; rắn cắn: có tác dụng giải độc tiêu sưng bài mủ. Dùng bài: Bạch chỉ, Tử hoa địa đinh, Liên kiều, Qua lâu, Bối mẫu mỗi thứ 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 16g, Cam thảo 4g, sắc nước uống chữa được ung nhọt và viêm tuyến vú.

    Bài Bạch chỉ hộ tâm tán: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau uống với rượu ấm chữa rắn độc, rết cắn.

    • Trị chứng Bạch đới phụ nữ: dùng bột Bạch chỉ và Mai mực lượng bằng nhau mỗi lần uống 12g.
    • Chữa chứng hôi miệng dùng: Bạch chỉ, Xuyên khung mỗi thứ 30g tán bột mịn viên lại bằng hạt ngô, mỗi ngày ngậm 2 - 3 viên.

    9. Chú ý:

    • Nôn mửa do hỏa: không dùng. Lậu hạ, xích bạch đới, âm hư hỏa kết, huyết nhiệt: không dùng.
    • Không dùng đối với chứng đau đầu do huyết hư, ung nhọt đã vỡ mủ.
    • Âm hư, huyết nhiệt: không dùng.
    • Kỵ Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
    • Ức chế Hùng hoàng, Lưu hoàng (Bản Thảo Cương Mục).

    Theo https://caythuocquanhta.com/

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Quảng cáo 336x280