ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Chăm sóc bé bị hẹp bao quy đầu

    MUA SẢN PHẨM TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC GIÁ TRỊ TỐT NHẤT

    Trẻ bị hẹp bao quy đầu nếu không điều trị đúng cách, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do vậy, nếu thấy các bé có những bất thường phải cho bé đi khám để được điều trị.

    bao quy đầu

    Bao qui đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ qui đầu của dương vật. Chít hẹp bao qui đầu là tình trạng vòng bao qui đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao qui đầu. Đa số chít hẹp bao qui đầu là do bẩm sinh. Trẻ có dấu hiệu đái khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao qui đầu chứa đầy nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao qui đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái.
    Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 5 - 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).

    Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm.

    Cách khắc phục nếu bị bệnh: Khi bé 5 - 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
    Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.
    Theo SK&ĐS

    Lúc tắm, có nên lộn bao quy đầu cho trẻ?

    Gửi bác sĩ,

    Con trai tôi năm nay được 11 tháng tuổi, cháu đi tè có biểu hiện bị phồng chim. Tia nước tiểu cũng bình thường, không nhỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu nhà tôi có khả năng bị hẹp bao quy đầu không ạ? Tôi có đi khám cho con, bác sĩ cho thuốc bôi Diprosalic và bảo khi rửa thì kéo nhẹ để lộn cho con. Nhưng khi vệ sinh và lộn nhẹ cho con thì bé có khó chịu. Tôi không biết bé có bị đau không. Tôi có tìm hiểu và được biết, nếu lộn không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Tôi đang rất băn khoăn có nên lộn dần cho con không hay để con phát triển tự nhiên và sau này bao quy đầu sẽ tự lộn. Bác sĩ giúp tôi giải đáp thắc mắc này ạ. Xin cảm ơn BS! (Thanh Hà - haiha…@gmail.com)

    Trả lời:

    Bạn Hà thân mến,

    Khi bạn đưa con đi khám, bác sĩ dặn làm như thế là đúng rồi. Cứ khi nào tắm cho bé thì bạn nên lộn bao quy đầu của bé bằng xà phòng tắm, rất dễ lộn ra. Nếu bạn biết cách vệ sinh sạch sẽ thì rất tốt, dương vật của bé sẽ phát triển bình thường. Bạn yên tâm.

    Nếu trường hợp bé nhà bạn đi tiểu mà còn cái bọc to nước tiểu đầu dương vật thì bạn nên đưa bé đi cắt bao quy đầu, bạn nhé!

    Theo ThS-BS Trần Thiện Hòa/ Tri Thức Trẻ


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Chăm sóc bé bị hẹp bao quy đầu

    MUA SẢN PHẨM TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC GIÁ TRỊ TỐT NHẤT

    Trẻ bị hẹp bao quy đầu nếu không điều trị đúng cách, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do vậy, nếu thấy các bé có những bất thường phải cho bé đi khám để được điều trị.

    bao quy đầu

    Bao qui đầu là một nếp da mỏng, dễ đàn hồi, trùm lên toàn bộ qui đầu của dương vật. Chít hẹp bao qui đầu là tình trạng vòng bao qui đầu bị hẹp ở các mức độ khác nhau nên không thể lộn được bao qui đầu. Đa số chít hẹp bao qui đầu là do bẩm sinh. Trẻ có dấu hiệu đái khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ trong khi bao qui đầu chứa đầy nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao qui đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái.
    Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 5 - 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ có hẹp không hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).

    Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau, khóc, nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm.

    Cách khắc phục nếu bị bệnh: Khi bé 5 - 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
    Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.
    Theo SK&ĐS

    Lúc tắm, có nên lộn bao quy đầu cho trẻ?

    Gửi bác sĩ,

    Con trai tôi năm nay được 11 tháng tuổi, cháu đi tè có biểu hiện bị phồng chim. Tia nước tiểu cũng bình thường, không nhỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu nhà tôi có khả năng bị hẹp bao quy đầu không ạ? Tôi có đi khám cho con, bác sĩ cho thuốc bôi Diprosalic và bảo khi rửa thì kéo nhẹ để lộn cho con. Nhưng khi vệ sinh và lộn nhẹ cho con thì bé có khó chịu. Tôi không biết bé có bị đau không. Tôi có tìm hiểu và được biết, nếu lộn không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật. Tôi đang rất băn khoăn có nên lộn dần cho con không hay để con phát triển tự nhiên và sau này bao quy đầu sẽ tự lộn. Bác sĩ giúp tôi giải đáp thắc mắc này ạ. Xin cảm ơn BS! (Thanh Hà - haiha…@gmail.com)

    Trả lời:

    Bạn Hà thân mến,

    Khi bạn đưa con đi khám, bác sĩ dặn làm như thế là đúng rồi. Cứ khi nào tắm cho bé thì bạn nên lộn bao quy đầu của bé bằng xà phòng tắm, rất dễ lộn ra. Nếu bạn biết cách vệ sinh sạch sẽ thì rất tốt, dương vật của bé sẽ phát triển bình thường. Bạn yên tâm.

    Nếu trường hợp bé nhà bạn đi tiểu mà còn cái bọc to nước tiểu đầu dương vật thì bạn nên đưa bé đi cắt bao quy đầu, bạn nhé!

    Theo ThS-BS Trần Thiện Hòa/ Tri Thức Trẻ