ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Ý nghĩa lễ hằng thuận tại chùa

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Hỏi: Kính bạch thầy, con thấy thỉnh thoảng có những cặp hôn nhân làm lễ kết hôn ở chùa. Con không hiểu ý nghĩa tại sao trong chùa lại có làm lễ kết hôn như thế? Kính xin thầy giải đáp cho con hiểu.

    Lễ Hằng Thuận

    Đáp: Hôn nhân, đối với tổ tiên ta ngày xưa, được xem rất là quan trọng. Việc định vợ gả chồng là chuyện trăm năm, nên phải có sự chọn lựa kỹ càng. Có nhiều gia đình giàu có sang trọng, họ thường chọn môn đăng hộ đối. Cho nên, một lễ cưới ngày xưa rất là rườm rà, đủ thứ lễ nghĩa. Ngày nay, người ta đơn giản đi rất nhiều. Đại khái chỉ còn giữ tập tục 2 lễ chính thức, đó là lễ hỏi và lễ cưới.

    Ở Việt Nam, việc làm lễ cưới tại chùa, rất hiếm thấy. Nhưng từ khi người Việt mình ra hải ngoại đến giờ, thì việc làm lễ cưới tại chùa dường như không còn xa lạ đối với người Việt mình nữa. Sở dĩ người phật tử tổ chức lễ cưới trong chùa, theo chỗ chúng tôi được biết thì, cũng có nhiều lý do. Trước hết, cần nói rõ, Phật giáo không có một nghi thức cố định cho lễ cưới này. Lễ này, theo Phật giáo gọi là lễ “hằng thuận”. Tùy thời gian và hoàn cảnh ở mỗi nơi mà chư tăng ni linh động hành lễ cho nó thích hợp.

    Đối với người Việt tỵ nạn ly hương, thật đây là một hoàn cảnh mà tận thâm tâm của mỗi người không ai muốn xa quê hương xứ sở của mình. Nhưng vì hoàn cảnh mà phải bỏ nước ra đi. Khi đến xứ lạ quê người, bao nhiêu tình cảm yêu thương gắn bó đối với quê hương, xóm giềng, chùa chiền đã mất mát đi quá nhiều. Do đó, người phật tử muốn tìm lại cái không khí mái ấm gia đình của quê hương thân thiết ngày nào trong tình tự hài hòa của một dân tộc, thì không đâu hơn bằng mái ấm đầy tình người của một ngôi chùa. 

    Vì:

    “Mái chùa che chở hồn dân tộc, 
    Nếp sống muôn đời của tổ tông”.


    Do đó, mà sự tổ chức một lễ cưới tại chùa cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của chú rể và cô dâu sau này.


    Buổi lễ diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và trước Tam Bảo chứng minh, nhất là lại được nghe những điều giảng dạy về đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh của chư tăng ni. Từ đó, sẽ gây một ấn tượng sâu đậm thêm trong việc đối xử của đôi nam nữ sau này, nhất là, ý nghĩa rất sâu xa của chiếc nhẫn.


    Khi chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau, điều đó nói lên, biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu thương tương kính lẫn nhau của hai người. Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi yếu tính nầy, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ, thì đây quả là một điều mang ý nghĩa thật hết sức quan trọng. Vì thế mới gọi đây là lễ hằng thuận. Hằng là luôn luôn, thuận là hòa thuận. Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn nhau. Đó cũng là ý nghĩa của chiếc nhẫn mà tổ tiên ta đã bày ra cho mọi người noi theo.


    Ngoài ra, còn có việc ký hôn thú cho hôn nhân. Nhưng điều này, theo tôi, không quan trọng lắm. Điều quan trọng là làm sao cho đôi nam nữ hiểu được ý nghĩa của đời sống lứa đôi trong tinh thần yêu thương hòa kính theo những lời Phật dạy. Đó mới là trọng tâm ý nghĩa của buổi lễ. Và đó mới thật sự có tác động mạnh trong đời sống tâm linh của đôi nam nữ sau này.


    Tóm lại, việc tổ chức một nghi thức đơn giản cho lễ cưới của người phật tử trong chùa, mặc dù, đây không phải là một truyền thống của Phật giáo, nhưng nó cũng nói lên một ý nghĩa đặc thù trong chiều hướng xây dựng hạnh phúc gia đình trong tinh thần yêu thương qua nếp sống cư xử hòa kính của người phật tử. Những lời phát nguyện trước Tam Bảo của hai người, nó có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về sau. Vì thế, mà việc tổ chức lễ cưới trong chùa, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp và rất là hữu ích vậy.
    Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Ý nghĩa lễ hằng thuận tại chùa

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Hỏi: Kính bạch thầy, con thấy thỉnh thoảng có những cặp hôn nhân làm lễ kết hôn ở chùa. Con không hiểu ý nghĩa tại sao trong chùa lại có làm lễ kết hôn như thế? Kính xin thầy giải đáp cho con hiểu.

    Lễ Hằng Thuận

    Đáp: Hôn nhân, đối với tổ tiên ta ngày xưa, được xem rất là quan trọng. Việc định vợ gả chồng là chuyện trăm năm, nên phải có sự chọn lựa kỹ càng. Có nhiều gia đình giàu có sang trọng, họ thường chọn môn đăng hộ đối. Cho nên, một lễ cưới ngày xưa rất là rườm rà, đủ thứ lễ nghĩa. Ngày nay, người ta đơn giản đi rất nhiều. Đại khái chỉ còn giữ tập tục 2 lễ chính thức, đó là lễ hỏi và lễ cưới.

    Ở Việt Nam, việc làm lễ cưới tại chùa, rất hiếm thấy. Nhưng từ khi người Việt mình ra hải ngoại đến giờ, thì việc làm lễ cưới tại chùa dường như không còn xa lạ đối với người Việt mình nữa. Sở dĩ người phật tử tổ chức lễ cưới trong chùa, theo chỗ chúng tôi được biết thì, cũng có nhiều lý do. Trước hết, cần nói rõ, Phật giáo không có một nghi thức cố định cho lễ cưới này. Lễ này, theo Phật giáo gọi là lễ “hằng thuận”. Tùy thời gian và hoàn cảnh ở mỗi nơi mà chư tăng ni linh động hành lễ cho nó thích hợp.

    Đối với người Việt tỵ nạn ly hương, thật đây là một hoàn cảnh mà tận thâm tâm của mỗi người không ai muốn xa quê hương xứ sở của mình. Nhưng vì hoàn cảnh mà phải bỏ nước ra đi. Khi đến xứ lạ quê người, bao nhiêu tình cảm yêu thương gắn bó đối với quê hương, xóm giềng, chùa chiền đã mất mát đi quá nhiều. Do đó, người phật tử muốn tìm lại cái không khí mái ấm gia đình của quê hương thân thiết ngày nào trong tình tự hài hòa của một dân tộc, thì không đâu hơn bằng mái ấm đầy tình người của một ngôi chùa. 

    Vì:

    “Mái chùa che chở hồn dân tộc, 
    Nếp sống muôn đời của tổ tông”.


    Do đó, mà sự tổ chức một lễ cưới tại chùa cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của chú rể và cô dâu sau này.


    Buổi lễ diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và trước Tam Bảo chứng minh, nhất là lại được nghe những điều giảng dạy về đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh của chư tăng ni. Từ đó, sẽ gây một ấn tượng sâu đậm thêm trong việc đối xử của đôi nam nữ sau này, nhất là, ý nghĩa rất sâu xa của chiếc nhẫn.


    Khi chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau, điều đó nói lên, biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu thương tương kính lẫn nhau của hai người. Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi yếu tính nầy, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Tam Bảo và hai họ, thì đây quả là một điều mang ý nghĩa thật hết sức quan trọng. Vì thế mới gọi đây là lễ hằng thuận. Hằng là luôn luôn, thuận là hòa thuận. Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn nhau. Đó cũng là ý nghĩa của chiếc nhẫn mà tổ tiên ta đã bày ra cho mọi người noi theo.


    Ngoài ra, còn có việc ký hôn thú cho hôn nhân. Nhưng điều này, theo tôi, không quan trọng lắm. Điều quan trọng là làm sao cho đôi nam nữ hiểu được ý nghĩa của đời sống lứa đôi trong tinh thần yêu thương hòa kính theo những lời Phật dạy. Đó mới là trọng tâm ý nghĩa của buổi lễ. Và đó mới thật sự có tác động mạnh trong đời sống tâm linh của đôi nam nữ sau này.


    Tóm lại, việc tổ chức một nghi thức đơn giản cho lễ cưới của người phật tử trong chùa, mặc dù, đây không phải là một truyền thống của Phật giáo, nhưng nó cũng nói lên một ý nghĩa đặc thù trong chiều hướng xây dựng hạnh phúc gia đình trong tinh thần yêu thương qua nếp sống cư xử hòa kính của người phật tử. Những lời phát nguyện trước Tam Bảo của hai người, nó có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về sau. Vì thế, mà việc tổ chức lễ cưới trong chùa, nó cũng mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp và rất là hữu ích vậy.
    Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam