ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi. Bệnh thường nặng, dễ gây tử vong, nhất là với trẻ nhẹ cân. Triệu chứng thường sơ sài nên khi chẩn đoán được, bệnh đã nặng. Vì vậy, cần cho trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện ho, bỏ bú, quấy khóc... Trẻ có thể bị bệnh từ khi còn trong bụng mẹ. Các triệu chứng xuất hiện rất sớm, chỉ vài giờ sau khi sinh; thường liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể như gan lách to, nổi mẩn, có những chấm xuất huyết... Trong khi đó, các triệu chứng viêm phổi thường ít nên bệnh dễ bị bỏ qua.

    Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày. Tỷ lệ tử vong cao dù được điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh. Viêm phổi mắc phải xảy ra trong hoặc sau đẻ, nhưng thường là sau đẻ một tuần. Vi khuẩn gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn (phế cầu, H.influenzae, coli, tụ cầu vàng...).

    Bệnh cảnh lâm sàng ở trẻ sơ sinh thường không rõ như ở trẻ lớn. Trẻ thường không chịu bú, mệt mỏi, quấy khóc, da xanh, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, khó thở. Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút và không đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực do co kéo cơ liên sườn, khi thấy trẻ tím tái là bệnh đã nặng.

    Về điều trị, nếu trẻ không sốt, không ho hoặc chỉ có ho, vẫn bú mẹ, thở đều, không thấy co rút lồng ngực, bụng di động theo nhịp thở, không tím tái... thì có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, làm thông thoáng mũi bằng cách hút, nhỏ mũi thuốc kháng sinh, cho uống thuốc ho; không cần dùng thuốc kháng sinh.

    Nếu trẻ bỏ bú, thở nhanh, nông trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút, có cơn ngừng thở, tím tái quanh môi và các đầu chi, trẻ vật vã hoặc ly bì là bệnh đã nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được dùng thuốc kháng sinh thích hợp, dinh dưỡng bằng ống thông dạ dày và hồi sức cấp cứu kịp thời khi cần.

    BS Nguyễn Long Châu, Sức Khỏe & Đời Sống


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Viêm phổi ở trẻ sơ sinh

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi. Bệnh thường nặng, dễ gây tử vong, nhất là với trẻ nhẹ cân. Triệu chứng thường sơ sài nên khi chẩn đoán được, bệnh đã nặng. Vì vậy, cần cho trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện ho, bỏ bú, quấy khóc... Trẻ có thể bị bệnh từ khi còn trong bụng mẹ. Các triệu chứng xuất hiện rất sớm, chỉ vài giờ sau khi sinh; thường liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể như gan lách to, nổi mẩn, có những chấm xuất huyết... Trong khi đó, các triệu chứng viêm phổi thường ít nên bệnh dễ bị bỏ qua.

    Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày. Tỷ lệ tử vong cao dù được điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh. Viêm phổi mắc phải xảy ra trong hoặc sau đẻ, nhưng thường là sau đẻ một tuần. Vi khuẩn gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn (phế cầu, H.influenzae, coli, tụ cầu vàng...).

    Bệnh cảnh lâm sàng ở trẻ sơ sinh thường không rõ như ở trẻ lớn. Trẻ thường không chịu bú, mệt mỏi, quấy khóc, da xanh, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, khó thở. Trẻ thở nhanh trên 60 lần/phút và không đều, có hiện tượng rút lõm lồng ngực do co kéo cơ liên sườn, khi thấy trẻ tím tái là bệnh đã nặng.

    Về điều trị, nếu trẻ không sốt, không ho hoặc chỉ có ho, vẫn bú mẹ, thở đều, không thấy co rút lồng ngực, bụng di động theo nhịp thở, không tím tái... thì có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, làm thông thoáng mũi bằng cách hút, nhỏ mũi thuốc kháng sinh, cho uống thuốc ho; không cần dùng thuốc kháng sinh.

    Nếu trẻ bỏ bú, thở nhanh, nông trên 60 lần/phút hoặc thở chậm dưới 40 lần/phút, có cơn ngừng thở, tím tái quanh môi và các đầu chi, trẻ vật vã hoặc ly bì là bệnh đã nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được dùng thuốc kháng sinh thích hợp, dinh dưỡng bằng ống thông dạ dày và hồi sức cấp cứu kịp thời khi cần.

    BS Nguyễn Long Châu, Sức Khỏe & Đời Sống