ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Vì sao trẻ hay bị tiêu chảy?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Cháu ngoại tôi 8 tháng tuổi, vừa qua cháu bị nôn và tiêu chảy kéo dài gần 2 tuần, phải đi bệnh viện truyền dịch. Hằng ngày, gia đình vẫn cho cháu ăn uống rất vệ sinh và mẹ cháu cho cháu bú sữa mẹ, luôn bế ẵm rất ấm. Vậy, cháu bị như vậy là do nguyên nhân gì? Cách nào phòng ngừa và chăm sóc vì tôi rất lo nếu Tết mà đi viện thì khổ lắm. Phạm Thị Thêm (Bắc Giang)

    Vì sao trẻ hay bị tiêu chảy?

    Tiêu chảy cấp ở trẻ chủ yếu do Rotavirus, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, có thể lây qua đường hô hấp.

    Biểu hiện ban đầu thường gặp là trẻ có thể nôn (3 - 4 lần/ngày hoặc hơn), nôn có thể kéo dài vài ngày sau đó mới xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng toàn nước, đôi khi có nhầy mũi, tanh, màu vàng.

    Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho, chảy nước mũi, xuất hiện đồng thời hoặc 1 - 2 ngày trước khi tiêu chảy. Thời gian bị bệnh dao động từ 5 - 21 ngày, trung bình là 8 ngày.

    Vì bệnh do virut nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà theo dõi và chăm sóc là quan trọng. Khi chưa có dấu hiệu mất nước, trẻ vẫn tỉnh táo, khóc có nước mắt, trẻ nhỏ thóp không trũng đã cần cho trẻ uống nước ngay để phòng mất nước.

    Khi trẻ có biểu hiện mất nước như vật vã, kích thích, khát nước, đái ít, mắt trũng, thóp lõm vẫn tiếp tục cho trẻ uống và đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế.

    Cụ thể cho trẻ uống các dung dịch, tốt nhất là oresol, hydrid (nhớ pha đúng hướng dẫn), nếu không có oresol thì thay bằng nước cháo muối hoặc nước quả (cam, quýt...). Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt chú ý chế độ ăn, tiếp tục cho bú sữa mẹ theo nhu cầu và dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như bột thịt (thịt gà càng tốt) ninh nhừ với rau quả, củ (cà rốt), ăn thêm cam, chuối để cung cấp kali và cho ăn thành nhiều bữa.

    Để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirut cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, người chăm trẻ phải rửa sạch tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh, giữ ấm trẻ khi trời lạnh.

    BS. Nguyễn Văn Thịnh


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Vì sao trẻ hay bị tiêu chảy?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Cháu ngoại tôi 8 tháng tuổi, vừa qua cháu bị nôn và tiêu chảy kéo dài gần 2 tuần, phải đi bệnh viện truyền dịch. Hằng ngày, gia đình vẫn cho cháu ăn uống rất vệ sinh và mẹ cháu cho cháu bú sữa mẹ, luôn bế ẵm rất ấm. Vậy, cháu bị như vậy là do nguyên nhân gì? Cách nào phòng ngừa và chăm sóc vì tôi rất lo nếu Tết mà đi viện thì khổ lắm. Phạm Thị Thêm (Bắc Giang)

    Vì sao trẻ hay bị tiêu chảy?

    Tiêu chảy cấp ở trẻ chủ yếu do Rotavirus, lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, có thể lây qua đường hô hấp.

    Biểu hiện ban đầu thường gặp là trẻ có thể nôn (3 - 4 lần/ngày hoặc hơn), nôn có thể kéo dài vài ngày sau đó mới xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân lỏng toàn nước, đôi khi có nhầy mũi, tanh, màu vàng.

    Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao, ho, chảy nước mũi, xuất hiện đồng thời hoặc 1 - 2 ngày trước khi tiêu chảy. Thời gian bị bệnh dao động từ 5 - 21 ngày, trung bình là 8 ngày.

    Vì bệnh do virut nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà theo dõi và chăm sóc là quan trọng. Khi chưa có dấu hiệu mất nước, trẻ vẫn tỉnh táo, khóc có nước mắt, trẻ nhỏ thóp không trũng đã cần cho trẻ uống nước ngay để phòng mất nước.

    Khi trẻ có biểu hiện mất nước như vật vã, kích thích, khát nước, đái ít, mắt trũng, thóp lõm vẫn tiếp tục cho trẻ uống và đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế.

    Cụ thể cho trẻ uống các dung dịch, tốt nhất là oresol, hydrid (nhớ pha đúng hướng dẫn), nếu không có oresol thì thay bằng nước cháo muối hoặc nước quả (cam, quýt...). Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt chú ý chế độ ăn, tiếp tục cho bú sữa mẹ theo nhu cầu và dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như bột thịt (thịt gà càng tốt) ninh nhừ với rau quả, củ (cà rốt), ăn thêm cam, chuối để cung cấp kali và cho ăn thành nhiều bữa.

    Để phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirut cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ, người chăm trẻ phải rửa sạch tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh, giữ ấm trẻ khi trời lạnh.

    BS. Nguyễn Văn Thịnh