ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Trẻ sơ sinh bị nấc, phải làm sao?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Tôi có con gái 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hoặc sau khi tắm, cháu thường bị nấc. Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào cho cháu khỏi nấc. (Huong Do) Trả lời: Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ trong 2 tháng đầu sau sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

    Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh.... Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

    Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

    Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa "mẹo" bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

    Bác sỹ Mummybear


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Trẻ sơ sinh bị nấc, phải làm sao?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Tôi có con gái 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hoặc sau khi tắm, cháu thường bị nấc. Xin bác sỹ cho biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào cho cháu khỏi nấc. (Huong Do) Trả lời: Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ trong 2 tháng đầu sau sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

    Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh.... Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

    Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

    Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa "mẹo" bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

    Bác sỹ Mummybear