ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Tìm hiểu bệnh bướu cổ đơn thuần

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bướu cổ đơn thuần (simple goiter) hay bướu cổ không độc (nontoxic goiter), bướu cổ bình giáp (euthyroid goiter) là tên gọi chỉ tình trạng to ra của tuyến giáp hoặc dưới dạng lan tỏa hoặc dưới dạng nhân, nhưng không liên quan đến tình trạng nhiễm độc giáp hoặc thiểu năng giáp. Đó cũng không phải là hậu quả của quá trình tự miễn dịch, viêm nhiễm hay u tân sinh tuyến giáp (thyroid neoplasm).

    Người ta thường sử dụng thuật ngữ “bướu cổ tản phát” và “bướu cổ địa phương” để phân biệt 2 nhóm bướu cổ chính. Những thuật ngữ này liên quan đến nguyên nhân gây bướu cổ. “Bướu cổ tản phát” chỉ những trường hợp tuyến giáp to ra do các khiếm khuyết trong sinh tổng hợp hormon tuyến giáp, có tính di truyền. “Bướu cổ địa phương” chỉ các trường hợp bướu cổ có nguyên nhân bên ngoài tuyến giáp (môi trường) chủ yếu là do thiếu i-ốt trong chế độ ăn hoặc nguyên nhân khác như chất sinh bướu cổ có trong tự nhiên. Ngoài ra, cũng có trường hợp bướu cổ là hậu quả của sự kết hợp giữa môi trường và di truyền.

    Dù là do nguyên nhân nào thì bướu cổ đơn thuần thường xuất hiện ở phụ nữ, nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ... Bướu cổ đơn thuần không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, ngoại trừ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, bướu cổ quá lớn có thể gây chèn ép khí quản hoặc thực quản làm người bệnh khó thở, khó nuốt hoặc gây ra biến chứng như ung thư hóa, cường giáp trạng, suy giáp trạng, chảy máu,...

    Về triệu chứng của bướu cổ, khi chức năng tuyến giáp còn bình thường, bướu cổ đơn thuần thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, như trên đã nói, nếu bướu cổ lớn, có thể gây chèn ép thực quản, khí quản làm bệnh nhân khó nuốt, khó thở. Một số trường hợp chảy máu tự phát trong nang hoặc trong nhân có thể gây đau đột ngột tại chỗ và tuyến giáp sưng to nhanh. Bướu cổ dưới xương ức có thể gây cản trở lối vào khoang ngực. Bệnh nhân có cảm giác choáng váng, mặt ứ máu và nổi tĩnh mạch cảnh ngoài mỗi khi thực hiện động tác đặt tay lên trên đầu. Đối với bướu cổ lan tỏa, khi khám, thường thấy tổ chức tuyến mềm, đối xứng, không đau.

    Theo Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bướu cổ được phân độ theo kích thước của tuyến giáp như sau:

    + Độ 0: không có bướu cổ.

    + Độ 1a: bướu cổ chỉ phát hiện được qua sờ nắn, không nhìn được cả khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.

    + Độ 1b: bướu cổ phát hiện được qua sờ nắn, có thể nhìn được khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.

    + Độ 2: có thể dễ dàng phát hiện được bướu cổ khi cổ ở tư thế bình thường mà không cần dùng đến kỹ thuật sờ nắn.

    + Độ 3: bướu cổ rất lớn và có thể nhận ra từ một khoảng cách xa đáng kể.

    Để điều trị bướu cổ hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và phải kiên trì. Thông thường, bác sĩ chỉ chỉ định điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) cho những trường hợp bướu cổ lan tỏa, bướu cổ lớn, bướu cổ gây chèn ép thực quản, khí quản, nghi ngờ ung thư... Hầu hết, các trường hợp này nên phẫu thuật bán phần tuyến giáp; sử dụng liều chẹn nhẹ TSH (hormon của tuyến yên kích thích tuyến giáp) sau phẫu thuật tuyến giáp để ngăn ngừa bướu cổ phát triển trở lại. Đối với điều trị nội khoa, tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ có cách điều trị khác nhau, như: liệu pháp chẹn TSH; liệu pháp phối hợp hormon tuyến giáp và i-ôt; liệu pháp chẹn nhẹ TSH. Liệu pháp phối hợp hormon và i-ốt thường được áp dụng điều trị cho các trường hợp bướu cổ địa phương không có nhân ở trẻ em. Liệu pháp chẹn nhẹ TSH thường được áp dụng điều trị những trường hợp bướu cổ đơn thuần ở những người trên 60 tuổi.

    Bích Ngọc (Tổng hợp)


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Tìm hiểu bệnh bướu cổ đơn thuần

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bướu cổ đơn thuần (simple goiter) hay bướu cổ không độc (nontoxic goiter), bướu cổ bình giáp (euthyroid goiter) là tên gọi chỉ tình trạng to ra của tuyến giáp hoặc dưới dạng lan tỏa hoặc dưới dạng nhân, nhưng không liên quan đến tình trạng nhiễm độc giáp hoặc thiểu năng giáp. Đó cũng không phải là hậu quả của quá trình tự miễn dịch, viêm nhiễm hay u tân sinh tuyến giáp (thyroid neoplasm).

    Người ta thường sử dụng thuật ngữ “bướu cổ tản phát” và “bướu cổ địa phương” để phân biệt 2 nhóm bướu cổ chính. Những thuật ngữ này liên quan đến nguyên nhân gây bướu cổ. “Bướu cổ tản phát” chỉ những trường hợp tuyến giáp to ra do các khiếm khuyết trong sinh tổng hợp hormon tuyến giáp, có tính di truyền. “Bướu cổ địa phương” chỉ các trường hợp bướu cổ có nguyên nhân bên ngoài tuyến giáp (môi trường) chủ yếu là do thiếu i-ốt trong chế độ ăn hoặc nguyên nhân khác như chất sinh bướu cổ có trong tự nhiên. Ngoài ra, cũng có trường hợp bướu cổ là hậu quả của sự kết hợp giữa môi trường và di truyền.

    Dù là do nguyên nhân nào thì bướu cổ đơn thuần thường xuất hiện ở phụ nữ, nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ... Bướu cổ đơn thuần không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, ngoại trừ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, bướu cổ quá lớn có thể gây chèn ép khí quản hoặc thực quản làm người bệnh khó thở, khó nuốt hoặc gây ra biến chứng như ung thư hóa, cường giáp trạng, suy giáp trạng, chảy máu,...

    Về triệu chứng của bướu cổ, khi chức năng tuyến giáp còn bình thường, bướu cổ đơn thuần thường không có biểu hiện gì. Tuy nhiên, như trên đã nói, nếu bướu cổ lớn, có thể gây chèn ép thực quản, khí quản làm bệnh nhân khó nuốt, khó thở. Một số trường hợp chảy máu tự phát trong nang hoặc trong nhân có thể gây đau đột ngột tại chỗ và tuyến giáp sưng to nhanh. Bướu cổ dưới xương ức có thể gây cản trở lối vào khoang ngực. Bệnh nhân có cảm giác choáng váng, mặt ứ máu và nổi tĩnh mạch cảnh ngoài mỗi khi thực hiện động tác đặt tay lên trên đầu. Đối với bướu cổ lan tỏa, khi khám, thường thấy tổ chức tuyến mềm, đối xứng, không đau.

    Theo Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bướu cổ được phân độ theo kích thước của tuyến giáp như sau:

    + Độ 0: không có bướu cổ.

    + Độ 1a: bướu cổ chỉ phát hiện được qua sờ nắn, không nhìn được cả khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.

    + Độ 1b: bướu cổ phát hiện được qua sờ nắn, có thể nhìn được khi cổ đối tượng ngả ra sau tối đa.

    + Độ 2: có thể dễ dàng phát hiện được bướu cổ khi cổ ở tư thế bình thường mà không cần dùng đến kỹ thuật sờ nắn.

    + Độ 3: bướu cổ rất lớn và có thể nhận ra từ một khoảng cách xa đáng kể.

    Để điều trị bướu cổ hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và phải kiên trì. Thông thường, bác sĩ chỉ chỉ định điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) cho những trường hợp bướu cổ lan tỏa, bướu cổ lớn, bướu cổ gây chèn ép thực quản, khí quản, nghi ngờ ung thư... Hầu hết, các trường hợp này nên phẫu thuật bán phần tuyến giáp; sử dụng liều chẹn nhẹ TSH (hormon của tuyến yên kích thích tuyến giáp) sau phẫu thuật tuyến giáp để ngăn ngừa bướu cổ phát triển trở lại. Đối với điều trị nội khoa, tùy từng trường hợp cụ thể, sẽ có cách điều trị khác nhau, như: liệu pháp chẹn TSH; liệu pháp phối hợp hormon tuyến giáp và i-ôt; liệu pháp chẹn nhẹ TSH. Liệu pháp phối hợp hormon và i-ốt thường được áp dụng điều trị cho các trường hợp bướu cổ địa phương không có nhân ở trẻ em. Liệu pháp chẹn nhẹ TSH thường được áp dụng điều trị những trường hợp bướu cổ đơn thuần ở những người trên 60 tuổi.

    Bích Ngọc (Tổng hợp)