ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Người bình thường đang khỏe mạnh có sử dụng được bột tam thất không

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Hỏi: Em xin hỏi bột tam thất có tác dụng gì. Với người khỏe mạnh bình thường, nếu dùng có tốt cho sức khỏe không ạ?Đinh Thị Hạnh Hoa ([email protected])

    Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị thuốc

    Cây tam thất còn có tên nhân sâm tam thất (có thể dùng thay nhân sâm). Từ lâu đời, tam thất là một vị thuốc được dùng trong Đông y. Theo tài liệu cổ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu tiêu thũng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.

    Mặc dù tam thất được trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng... nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm, gần đây mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ, thậm chí không chỉ dùng ở dạng củ cho vào hầm gà cho phụ nữ sau đẻ mà nó còn dùng rộng rãi tới mức người ta mua cả cân về tán bột mịn để uống.

    Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của tam thất

    Tuy nhiên, vì tam thất có tính ôn nên những người thực nhiệt không nên dùng. Chính vì vậy, có những người dùng bột tam thất thấy khỏe nhưng có người uống vào lại nóng lở cả miệng. Lời khuyên của chúng tôi, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì không cần dùng đâu bạn ạ. Tam thất chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của thầy thuốc dù là thuốc bổ nói chung và tam thất nói riêng.

    Xem thêm: Tam thất và Những điều cần biết khi sử dụng

    Thông tin tham khảo thêm:

    Những cây mang danh tam thất

    Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc "giả danh" tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

    Tam thất gừng Stablianthus thorelli Gagnep, họ Gừng Zingiberaceae.

    Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

    Thổ tam thất Gynura pinnatifida L., tên đồng danh Gynura segetum (Lour.) Merr, G. japonica (Thunb.) Juel., họ cúc Asteraceae. Cây này thường trồng ở Hải Dương, Hưng Yên với tên bạch truật nam, cũng được gọi là tam thất. 

    Tìm hiểu chi tiết hơn: Cây Tam Thất, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của Tam Thất


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Người bình thường đang khỏe mạnh có sử dụng được bột tam thất không

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Hỏi: Em xin hỏi bột tam thất có tác dụng gì. Với người khỏe mạnh bình thường, nếu dùng có tốt cho sức khỏe không ạ?Đinh Thị Hạnh Hoa ([email protected])

    Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị thuốc

    Cây tam thất còn có tên nhân sâm tam thất (có thể dùng thay nhân sâm). Từ lâu đời, tam thất là một vị thuốc được dùng trong Đông y. Theo tài liệu cổ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu tiêu thũng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.

    Mặc dù tam thất được trồng ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng... nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm, gần đây mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ, thậm chí không chỉ dùng ở dạng củ cho vào hầm gà cho phụ nữ sau đẻ mà nó còn dùng rộng rãi tới mức người ta mua cả cân về tán bột mịn để uống.

    Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của tam thất

    Tuy nhiên, vì tam thất có tính ôn nên những người thực nhiệt không nên dùng. Chính vì vậy, có những người dùng bột tam thất thấy khỏe nhưng có người uống vào lại nóng lở cả miệng. Lời khuyên của chúng tôi, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì không cần dùng đâu bạn ạ. Tam thất chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của thầy thuốc dù là thuốc bổ nói chung và tam thất nói riêng.

    Xem thêm: Tam thất và Những điều cần biết khi sử dụng

    Thông tin tham khảo thêm:

    Những cây mang danh tam thất

    Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc "giả danh" tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

    Tam thất gừng Stablianthus thorelli Gagnep, họ Gừng Zingiberaceae.

    Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

    Thổ tam thất Gynura pinnatifida L., tên đồng danh Gynura segetum (Lour.) Merr, G. japonica (Thunb.) Juel., họ cúc Asteraceae. Cây này thường trồng ở Hải Dương, Hưng Yên với tên bạch truật nam, cũng được gọi là tam thất. 

    Tìm hiểu chi tiết hơn: Cây Tam Thất, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của Tam Thất