ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Một số bài thuốc đông y trị bệnh có vị thuốc tiểu hồi hương

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Một số bài thuốc trị bệnh có tiểu hồi hương. Trừ hàn, chỉ thống: chữa thoát vị bẹn, đau bụng, sa tinh hoàn. Lý khí, tiêu trướng. Ấm kinh, trị bạch đới

    Tiểu hồi

    Tiểu hồi hương còn có tên khác là tiểu hồi, hồi hương, hương tử, tiểu hương. Tiểu hồi hương là quả già của cây hồi hương (Foeniculum capillacum Gilibert.), thuộc họ hoa tán (Umbelliferae).

    Theo đông y Tiểu hồi hương vị cay, tính ôn; vào kinh can, thận, tỳ và vị. Tiểu hồi có tác dụng khứ hàn, lý khí, chỉ thống khai vị. Làm gia vị khai vị ôn trung trừ hàn chống nôn thổ, đầy bụng không tiêu, đau vùng mạng sườn. Trị các chứng: thoát vị bẹn, sa tinh hoàn, thận hư yêu thống, bụng sườn đau, nôn ăn ít. Liều dùng: 4 - 6g.

    Một số bài thuốc trị bệnh có tiểu hồi hương:

    Trừ hàn, chỉ thống: chữa thoát vị bẹn, đau bụng, sa tinh hoàn.

    Bài 1 - Bột lệ hương: tiểu hồi hương, lệ chi hạch (hạt vải) sao đen, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm. Người tạng hàn thì thêm ngô thù du. Trị thoát vị bẹn.

    Bài 2 - Hồi hương ô dược thang: hồi hương 6g, lệ chi hạch 2g, mộc hương 2g, mộc qua 8g, ngô thù du 3g, phá cố chỉ 6g, sa nhân 2g, tỳ giải 20g. Sắc với 1 chén rượu, uống ấm. Tác dụng: thông khí, giảm đau, tiêu hạch trừ thấp. Trị tinh hoàn sa đau.

    Bài 3 - Thang Đạo khí: ngô thù 6g, tiểu hồi hương 4g, mộc hương 6g, xuyên luyện tử 12g. Sắc uống. Trị tinh hoàn sa đau.

    Bài 4: tiểu hồi hương 20g, quýt hạch (hạt quýt) 10g, lệ chi hạch 10g, ô dược 5g, đinh hương 5g, dĩ nhân căn 50g. Các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Mỗi hoàn 3g. Mỗi lần uống nửa viên đến một viên, ngày 3 lần. Trị trẻ nhỏ thoát vị bẹn.

    Lý khí, tiêu trướng:

    Bài 1: tiểu hồi hương 6g, gừng sống 20g. Các vị sao vàng, tán bột, làm hồ hoàn hay rượu. Chia uống 2 lần, uống với nước. Trị chứng đầy hơi, bụng trướng sưng đau, nôn oẹ kém ăn.

    Bài 2: tiểu hồi hương 12g, muối ăn 4g. Các vị sao và tán thành bột, nấu với 2 quả trứng vịt làm thành bánh. Ăn bánh có trứng và uống rượu gạo. Ngày 1 lần, làm liên tục 4 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày rồi lại dùng tiếp đợt 2. Trị bụng trướng đầy.

    Ấm kinh, trị bạch đới:

    Bài 1: tiểu hồi hương 12g, can khương 8g. Sắc lấy nước sau đó pha với đường đỏ mà uống. Trị chứng bạch đới do hàn thấp.

    Bài 2: tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 32g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng lùi 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g. Sắc uống; nên uống liên tục 10 - 15 ngày sau khi sạch kinh. Chữa chậm kinh do hàn (lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng).

    Kiêng kỵ: Người có chứng nhiệt và âm hư hoả vượng không dùng.

    TS. Nguyễn Đức Quang


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Một số bài thuốc đông y trị bệnh có vị thuốc tiểu hồi hương

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Một số bài thuốc trị bệnh có tiểu hồi hương. Trừ hàn, chỉ thống: chữa thoát vị bẹn, đau bụng, sa tinh hoàn. Lý khí, tiêu trướng. Ấm kinh, trị bạch đới

    Tiểu hồi

    Tiểu hồi hương còn có tên khác là tiểu hồi, hồi hương, hương tử, tiểu hương. Tiểu hồi hương là quả già của cây hồi hương (Foeniculum capillacum Gilibert.), thuộc họ hoa tán (Umbelliferae).

    Theo đông y Tiểu hồi hương vị cay, tính ôn; vào kinh can, thận, tỳ và vị. Tiểu hồi có tác dụng khứ hàn, lý khí, chỉ thống khai vị. Làm gia vị khai vị ôn trung trừ hàn chống nôn thổ, đầy bụng không tiêu, đau vùng mạng sườn. Trị các chứng: thoát vị bẹn, sa tinh hoàn, thận hư yêu thống, bụng sườn đau, nôn ăn ít. Liều dùng: 4 - 6g.

    Một số bài thuốc trị bệnh có tiểu hồi hương:

    Trừ hàn, chỉ thống: chữa thoát vị bẹn, đau bụng, sa tinh hoàn.

    Bài 1 - Bột lệ hương: tiểu hồi hương, lệ chi hạch (hạt vải) sao đen, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm. Người tạng hàn thì thêm ngô thù du. Trị thoát vị bẹn.

    Bài 2 - Hồi hương ô dược thang: hồi hương 6g, lệ chi hạch 2g, mộc hương 2g, mộc qua 8g, ngô thù du 3g, phá cố chỉ 6g, sa nhân 2g, tỳ giải 20g. Sắc với 1 chén rượu, uống ấm. Tác dụng: thông khí, giảm đau, tiêu hạch trừ thấp. Trị tinh hoàn sa đau.

    Bài 3 - Thang Đạo khí: ngô thù 6g, tiểu hồi hương 4g, mộc hương 6g, xuyên luyện tử 12g. Sắc uống. Trị tinh hoàn sa đau.

    Bài 4: tiểu hồi hương 20g, quýt hạch (hạt quýt) 10g, lệ chi hạch 10g, ô dược 5g, đinh hương 5g, dĩ nhân căn 50g. Các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Mỗi hoàn 3g. Mỗi lần uống nửa viên đến một viên, ngày 3 lần. Trị trẻ nhỏ thoát vị bẹn.

    Lý khí, tiêu trướng:

    Bài 1: tiểu hồi hương 6g, gừng sống 20g. Các vị sao vàng, tán bột, làm hồ hoàn hay rượu. Chia uống 2 lần, uống với nước. Trị chứng đầy hơi, bụng trướng sưng đau, nôn oẹ kém ăn.

    Bài 2: tiểu hồi hương 12g, muối ăn 4g. Các vị sao và tán thành bột, nấu với 2 quả trứng vịt làm thành bánh. Ăn bánh có trứng và uống rượu gạo. Ngày 1 lần, làm liên tục 4 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày rồi lại dùng tiếp đợt 2. Trị bụng trướng đầy.

    Ấm kinh, trị bạch đới:

    Bài 1: tiểu hồi hương 12g, can khương 8g. Sắc lấy nước sau đó pha với đường đỏ mà uống. Trị chứng bạch đới do hàn thấp.

    Bài 2: tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 32g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng lùi 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g. Sắc uống; nên uống liên tục 10 - 15 ngày sau khi sạch kinh. Chữa chậm kinh do hàn (lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng).

    Kiêng kỵ: Người có chứng nhiệt và âm hư hoả vượng không dùng.

    TS. Nguyễn Đức Quang