ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Mẹ thiếu sắt, con suy dinh dưỡng

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Những phụ nữ bị thiếu sắt khi mang thai sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều nguy cơ như đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

    Theo Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ hiện rất cao. Nguyên nhân chính là thiếu sắt. Một thống kê của Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2006 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ thiếu sắt khi mang thai ở Việt Nam lên tới 37,6%.

    Gây suy dinh dưỡng bào thai

    Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chất sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong vận chuyển ôxy cho cơ thể. Cơ thể thiếu ôxy sẽ hoạt động kém đi. Vì vậy khi thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở người mẹ là da xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, hay buồn ngủ, khó tập trung chú ý, suy nghĩ.

    ba bau nen an gi de con thong minh 1

    Theo bà Hải, trong quá trình tạo hồng cầu cũng có sự tham gia của nhiều vi chất dinh dưỡng như đạm, sắt, kẽm, đồng... Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt vẫn là phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu. Đến giai đoạn sau, thiếu sắt có thể gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu đến giai đoạn sinh nở có thể bị băng huyết sau khi sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

    Nguyên nhân gây thiếu sắt ở thai phụ là chế độ ăn uống không đủ, ăn các thực phẩm thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được sắt. Ngoài ra, nếu các bà mẹ bị nhiễm giun, gây chảy máu âm thầm qua đường ruột cũng có nguy cơ thiếu sắt rất cao.

    Tiếp tục bổ sung sắt sau sinh

    Theo thạc sĩ Hải, tình trạng thiếu sắt rất hay gặp phải khi phụ nữ mang thai vì đến giai đoạn có thai, bà mẹ cần sắt để dự trữ trong thời kỳ bào thai và trong thời kỳ nuôi con bú. Vì vậy, người phụ nữ cần bổ sung sắt đều đặn từ khi bắt đầu có thai và ngay cả sau khi đã sinh con.

    Bác sĩ Liên cũng cho biết, nhu cầu sắt trong thực phẩm của người bình thường là 12 - 15 mg mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần gấp rưỡi lượng sắt này. Để bổ sung sắt, thai phụ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh... Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt tốt nhất. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, thai phụ cần ăn đủ rau xanh và quả chín nhiều vitamin C.

    Với những trường hợp thiếu sắt, ngoài chế độ ăn uống, thai phụ cũng cần bổ sung sắt bằng thuốc và viên sắt. Bà mẹ nên uống từ lúc bắt đầu có thai, uống trong suốt thời kỳ mang thai và tiếp tục đến sau khi sinh một tháng. Thậm chí, phụ nữ ngay từ lúc có thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49), bắt đầu thời kỳ hành kinh cũng nên uống viên sắt. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng sẽ có tác dụng dự phòng, hỗ trợ trong việc cung cấp sắt.

    Xem bài:  Các xét nghiệm vắc xin cần tiêm trước khi mang thai bạn cần biết


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Mẹ thiếu sắt, con suy dinh dưỡng

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Những phụ nữ bị thiếu sắt khi mang thai sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều nguy cơ như đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

    Theo Thạc sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám - tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ hiện rất cao. Nguyên nhân chính là thiếu sắt. Một thống kê của Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2006 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ thiếu sắt khi mang thai ở Việt Nam lên tới 37,6%.

    Gây suy dinh dưỡng bào thai

    Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, cho biết chất sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong vận chuyển ôxy cho cơ thể. Cơ thể thiếu ôxy sẽ hoạt động kém đi. Vì vậy khi thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở người mẹ là da xanh xao, mệt mỏi, chậm tăng cân, hay buồn ngủ, khó tập trung chú ý, suy nghĩ.

    ba bau nen an gi de con thong minh 1

    Theo bà Hải, trong quá trình tạo hồng cầu cũng có sự tham gia của nhiều vi chất dinh dưỡng như đạm, sắt, kẽm, đồng... Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt vẫn là phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, thiếu máu ở phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu. Đến giai đoạn sau, thiếu sắt có thể gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu đến giai đoạn sinh nở có thể bị băng huyết sau khi sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

    Nguyên nhân gây thiếu sắt ở thai phụ là chế độ ăn uống không đủ, ăn các thực phẩm thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về đường ruột, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thu được sắt. Ngoài ra, nếu các bà mẹ bị nhiễm giun, gây chảy máu âm thầm qua đường ruột cũng có nguy cơ thiếu sắt rất cao.

    Tiếp tục bổ sung sắt sau sinh

    Theo thạc sĩ Hải, tình trạng thiếu sắt rất hay gặp phải khi phụ nữ mang thai vì đến giai đoạn có thai, bà mẹ cần sắt để dự trữ trong thời kỳ bào thai và trong thời kỳ nuôi con bú. Vì vậy, người phụ nữ cần bổ sung sắt đều đặn từ khi bắt đầu có thai và ngay cả sau khi đã sinh con.

    Bác sĩ Liên cũng cho biết, nhu cầu sắt trong thực phẩm của người bình thường là 12 - 15 mg mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần gấp rưỡi lượng sắt này. Để bổ sung sắt, thai phụ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh... Ăn uống hợp lý là biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt tốt nhất. Để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thu sắt, thai phụ cần ăn đủ rau xanh và quả chín nhiều vitamin C.

    Với những trường hợp thiếu sắt, ngoài chế độ ăn uống, thai phụ cũng cần bổ sung sắt bằng thuốc và viên sắt. Bà mẹ nên uống từ lúc bắt đầu có thai, uống trong suốt thời kỳ mang thai và tiếp tục đến sau khi sinh một tháng. Thậm chí, phụ nữ ngay từ lúc có thai hoặc trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49), bắt đầu thời kỳ hành kinh cũng nên uống viên sắt. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng sẽ có tác dụng dự phòng, hỗ trợ trong việc cung cấp sắt.

    Xem bài:  Các xét nghiệm vắc xin cần tiêm trước khi mang thai bạn cần biết