ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Độ pH trong nước là gì ,chỉ số ph ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6-8,5. Độ pH không như một số chỉ tiêu khác trong nước sinh hoạt là phải thấp hơn hay cao hơn một giá trị nào đó mà phải nằm trong khoảng 6-8,5; chất lượng nước không đạt theo QCVN 02-2009 (về chỉ tiêu pH) nghĩa là pH thấp hơn 6 hoặc cao hơn 8,5.

    Bảng tiêu chuẩn PH

    Bảng tỉ lệ pH 

    pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH > 7, nước lại mang tính kiềm. Thang tính pH là một hàm số Logarrit. Ví dụ pH = 5 có tính a xit cao gấp 10 lần pH = 6, gấp 100 lần so với pH = 7. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.

    Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá).

    Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. 

    Ngoài việc pH thấp có thể gây hư men răng, chưa có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khoẻ, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá). Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

    Theo Quy chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0–8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3. Giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư. 

    Để đưa giá trị pH trong nước sinh hoạt về mức cho phép bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ xử lý nước dùng cho sinh hoạt (nước máy). Nguyên tắc cơ bản là khi pH thấp thì chêm kiềm và khi pH cao thì chêm axit.. Tuy nhiên, do là nước sinh hoạt nên khi điều chỉnh pH sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khác như độ cứng của nước. 


    Độ pH
    Điều chỉnh pH 

    Bộ lọc trung hoà pH: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ. Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước. 

    Điều chỉnh pH bằng hoá chất 

    Dùng bơm định lượng hoá chất: Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

    Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:
    - Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước.
    - Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống.
    - Tiên liệu những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước. Các quy trình xử lý, thiết bị xử lý thường được thiết kế dựa trên pH giả định là trung tính (6 – 8). Do đó, người ta thường phải điều chỉnh pH trước khi xử lý nước.

    Nguồn: st


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Độ pH trong nước là gì ,chỉ số ph ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6-8,5. Độ pH không như một số chỉ tiêu khác trong nước sinh hoạt là phải thấp hơn hay cao hơn một giá trị nào đó mà phải nằm trong khoảng 6-8,5; chất lượng nước không đạt theo QCVN 02-2009 (về chỉ tiêu pH) nghĩa là pH thấp hơn 6 hoặc cao hơn 8,5.

    Bảng tiêu chuẩn PH

    Bảng tỉ lệ pH 

    pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH > 7, nước lại mang tính kiềm. Thang tính pH là một hàm số Logarrit. Ví dụ pH = 5 có tính a xit cao gấp 10 lần pH = 6, gấp 100 lần so với pH = 7. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước ăn uống uống là 6,5 – 8,5.

    Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá).

    Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. 

    Ngoài việc pH thấp có thể gây hư men răng, chưa có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khoẻ, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá). Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

    Theo Quy chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0–8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3. Giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư. 

    Để đưa giá trị pH trong nước sinh hoạt về mức cho phép bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ xử lý nước dùng cho sinh hoạt (nước máy). Nguyên tắc cơ bản là khi pH thấp thì chêm kiềm và khi pH cao thì chêm axit.. Tuy nhiên, do là nước sinh hoạt nên khi điều chỉnh pH sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khác như độ cứng của nước. 


    Độ pH
    Điều chỉnh pH 

    Bộ lọc trung hoà pH: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ. Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước. 

    Điều chỉnh pH bằng hoá chất 

    Dùng bơm định lượng hoá chất: Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

    Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:
    - Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước.
    - Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống.
    - Tiên liệu những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước. Các quy trình xử lý, thiết bị xử lý thường được thiết kế dựa trên pH giả định là trung tính (6 – 8). Do đó, người ta thường phải điều chỉnh pH trước khi xử lý nước.

    Nguồn: st