ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Đã có 7 tỉnh xuất hiện bệnh não mô cầu nguy hiểm

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân. Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương…, trong đó đã có trường hợp tử vong.

    Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Tính chất nguy hiểm của bệnh cũng do lây truyền qua đường hô hấp.

    Nhằm chủ động trong công tác phòng chống bệnh do não mô cầu gây nên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/TP cđề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/TP chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu vào hôm nay (25/2).

    Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng, điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.

    Đặc biệt, khi phát hiện các ca bệnh cần nhanh chóng cách ly, xử lý môi trường, theo dõi người tiếp xúc gần để uống thuốc dự phòng. Các địa phương cần điều tra tất cả các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị lập báo cáo gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và Cục Y tế dự phòng.

    Trong mùa đông xuân đang có nguy cơ diễn ra dịch bệnh, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho cơ sở triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

    Đặc biệt cần tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở y tế dự phòng.

    Là căn bệnh nguy hiểm nhưng não mô cầu lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vì thế Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.

    viêm não mô cầu

    Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu

    Diễn biến của bệnh nhanh, và quái ác, bệnh ít gặp nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, thời gian chẩn đoán và điều trị chỉ trong vòng một ngày.

    Triệu chứng sớm:

    - Sốt cao 39-40 độC
    - Buồn nôn và ói
    -  Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn
    -  Đau đầu, chóng mặt
    -  Đau họng, chảy nước mũi.

    Triệu chứng đặc hiệu ( xuất hiện muộn)

    - Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi
    - Cứng gáy, đau cổ, co cứng
    -  Sợ ánh sáng
    -  Mê sảng, lú lẫn
    -  Co giật kiểu động kinh
    -  Mất ý thức, rối loạn cảm giác

    Đường lây nhiễm:

    Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…

    Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu:

    Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

     Chăm sóc cấp cứu ban đầu:

    -  Cho uống thuốc hạ sốt
    -  Đặt bệnh nhân nằm nơi ánh sáng dịu( hơi tối)
    - Nếu bệnh nhân ói đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi
    - Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

    Phương pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu:

    - Tiêm vác xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não mô cầu.
    - Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu Meningo(A+C) tiêm khi trẻ được 2 tuổi và người lớn sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.

    Nếu con bạn chưa được tiêm  vắc xin phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được Bác sĩ tư vấn và tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ.

    (Bộ Y tế, DT, Trung Tâm Y tế dự phòng)/ Nguồn: Báo Bưu Điện

    Tham khảo thêm

    viêm não mô cầu ở trẻ em

    Viêm màng não mô cầu các triệu chứng và phương pháp phòng bệnh

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

    Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides, gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.

    Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, Bệnh nhiễm não mô cầu bao gồm các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp).

    Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc. Trong năm 2000, ước tính có khoảng 300.000 trường hợp mắc và 25.000 - 30.000 trường hợp tử vong do viêm màng não do não mô cầu.

    Bệnh viêm màng não mô cầu lây truyền như thế nào?

    Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ khi ho và hắt hơi trong không khí từ mũi họng của người mang mầm bệnh.

    Người khỏe mạnh mà không có các triệu chứng bệnh đôi khi cũng mang vi trùng não mô cầu trong mũi và họng của họ.

    Việc nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi và không bị lây lan chỉ vì ở chung phòng với người bị bệnh.

    Mất từ 1 đến 10 ngày cho các triệu chứng xảy ra kể từ khi một người bị nhiễm vi khuẩn.

    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

    Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là li bì, mê sảng, hôn mê và co giật. Ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy nhiên ở trẻ nhỏ khởi phát bệnh có thể âm ỉ, cổ không cứng mà mềm. Các dấu hiệu khác như vật vã, nôn, ban xuất huyết có thể xuất hiện muộn hoặc không rõ ràng.

    Biến chứng của bệnh là gì?

    Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị; còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5% đến 10%. 10% – 15% số trường hợp qua khỏi những vẫn phải chịu biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử gọi là tử ban tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

    Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

    Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, Những người bị bệnh não mô cầu đều phải chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

    Việc nhiễm bệnh được chẩn đoán bằng cách thử máu hoặc thử dịch tủy sống của bệnh nhân.

    Tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh não mô cầu nên:

    - Được bác sĩ cho toa mua thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.

    - Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm bệnh.

    Phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu

    Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

    Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

    Đây là bệnh đã có vaccine. Vì thế, có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vaccine có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.

    Lưu ý: Vắc xin không có hiệu quả đối với trẻ quá nhỏ vì thế không tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

    Xem thêm: Các loại cây xanh trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Đã có 7 tỉnh xuất hiện bệnh não mô cầu nguy hiểm

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân. Trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 ghi nhận các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương…, trong đó đã có trường hợp tử vong.

    Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng. Tính chất nguy hiểm của bệnh cũng do lây truyền qua đường hô hấp.

    Nhằm chủ động trong công tác phòng chống bệnh do não mô cầu gây nên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/TP cđề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/TP chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu vào hôm nay (25/2).

    Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ để phát hiện sớm người lành mang trùng, điều trị dự phòng và triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lan rộng.

    Đặc biệt, khi phát hiện các ca bệnh cần nhanh chóng cách ly, xử lý môi trường, theo dõi người tiếp xúc gần để uống thuốc dự phòng. Các địa phương cần điều tra tất cả các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở điều trị lập báo cáo gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur và Cục Y tế dự phòng.

    Trong mùa đông xuân đang có nguy cơ diễn ra dịch bệnh, Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho cơ sở triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

    Đặc biệt cần tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; vận động người dân đi tiêm chủng phòng bệnh tại các cơ sở y tế dự phòng.

    Là căn bệnh nguy hiểm nhưng não mô cầu lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vì thế Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A,B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.

    viêm não mô cầu

    Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu

    Diễn biến của bệnh nhanh, và quái ác, bệnh ít gặp nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, thời gian chẩn đoán và điều trị chỉ trong vòng một ngày.

    Triệu chứng sớm:

    - Sốt cao 39-40 độC
    - Buồn nôn và ói
    -  Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn
    -  Đau đầu, chóng mặt
    -  Đau họng, chảy nước mũi.

    Triệu chứng đặc hiệu ( xuất hiện muộn)

    - Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi
    - Cứng gáy, đau cổ, co cứng
    -  Sợ ánh sáng
    -  Mê sảng, lú lẫn
    -  Co giật kiểu động kinh
    -  Mất ý thức, rối loạn cảm giác

    Đường lây nhiễm:

    Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…

    Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu:

    Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

     Chăm sóc cấp cứu ban đầu:

    -  Cho uống thuốc hạ sốt
    -  Đặt bệnh nhân nằm nơi ánh sáng dịu( hơi tối)
    - Nếu bệnh nhân ói đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi
    - Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời

    Phương pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu:

    - Tiêm vác xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não mô cầu.
    - Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu Meningo(A+C) tiêm khi trẻ được 2 tuổi và người lớn sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.

    Nếu con bạn chưa được tiêm  vắc xin phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được Bác sĩ tư vấn và tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ.

    (Bộ Y tế, DT, Trung Tâm Y tế dự phòng)/ Nguồn: Báo Bưu Điện

    Tham khảo thêm

    viêm não mô cầu ở trẻ em

    Viêm màng não mô cầu các triệu chứng và phương pháp phòng bệnh

    Bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì?

    Viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitides, gồm các týp A, B, C, Y và W135. Gần đây týp Y và W135 gặp nhiều hơn.

    Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, Bệnh nhiễm não mô cầu bao gồm các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp).

    Bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn và thanh niên sống trong điều kiện đông đúc. Trong năm 2000, ước tính có khoảng 300.000 trường hợp mắc và 25.000 - 30.000 trường hợp tử vong do viêm màng não do não mô cầu.

    Bệnh viêm màng não mô cầu lây truyền như thế nào?

    Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ khi ho và hắt hơi trong không khí từ mũi họng của người mang mầm bệnh.

    Người khỏe mạnh mà không có các triệu chứng bệnh đôi khi cũng mang vi trùng não mô cầu trong mũi và họng của họ.

    Việc nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi và không bị lây lan chỉ vì ở chung phòng với người bị bệnh.

    Mất từ 1 đến 10 ngày cho các triệu chứng xảy ra kể từ khi một người bị nhiễm vi khuẩn.

    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

    Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là li bì, mê sảng, hôn mê và co giật. Ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy nhiên ở trẻ nhỏ khởi phát bệnh có thể âm ỉ, cổ không cứng mà mềm. Các dấu hiệu khác như vật vã, nôn, ban xuất huyết có thể xuất hiện muộn hoặc không rõ ràng.

    Biến chứng của bệnh là gì?

    Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị; còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5% đến 10%. 10% – 15% số trường hợp qua khỏi những vẫn phải chịu biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử gọi là tử ban tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

    Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

    Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, Những người bị bệnh não mô cầu đều phải chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.

    Việc nhiễm bệnh được chẩn đoán bằng cách thử máu hoặc thử dịch tủy sống của bệnh nhân.

    Tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh não mô cầu nên:

    - Được bác sĩ cho toa mua thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.

    - Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm bệnh.

    Phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu

    Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

    Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

    Đây là bệnh đã có vaccine. Vì thế, có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vaccine có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.

    Lưu ý: Vắc xin không có hiệu quả đối với trẻ quá nhỏ vì thế không tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

    Xem thêm: Các loại cây xanh trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi