ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Cây Thương lục - Phytolacca acinosa Roxb. Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Đông Y Thương lục Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng trục Thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng. Hiện nay thường dùng dể chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở.

    Phytolacca acinosa

    Thương lục - Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), thuộc họ Thương lục - Phytolaccaceae.

    Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 1,5m. Rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12-25cm, rộng 5-10cm; cuống lá 3cm, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá, cao 15-20cm; 5 lá đài trắng, nhị 8, lá noãn 8-10. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 quả đại với vòi nhuỵ tồn tại, khi chín có màu tía đen, hạt đen, đẹp, hình thận hay tròn.

    Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.  

    Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Phytolaccae, thường gọi là Thương lục

    Phytolacca acinosa

    Củ Thường Lục

    Nơi sống và thu hái: Loài cây của Ấn Độ, được trồng nhiều làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng mầm rễ hoặc bằng hạt. Có thể thu hoạch rễ vào mùa thu hay mùa đông. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. Có khi người ta ngâm vào rượu có pha mật ong rồi mới phơi hay sấy khô.

    Thành phần hóa học: Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytalaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, acid oxymyristinic và một chất steroid saponin; có sách nêu có acid esculentic.

    Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng trục Thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng gây ngủ. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

    Thường dùng trị:

    1. Thủy thũng, cổ trướng, nhị tiện không thông;

    2. Sướt cổ tử cung, bạch đới nhiều;

    3. Đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng dể chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở. Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

    Ở Ấn Độ, dầu rễ dùng trị đau ở các khớp.

    Đơn thuốc:

    1. Viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

    2. Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ Thương lục nóng bọc vải chườm vào cổ.

    3. Bệnh mủ da: Thương lục 15g, Bồ công anh 60g, nấu nước rửa.

    Chú ý:

    1. Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược.

    2. Một số người dùng nhầm gọi nó là Sâm cao ly, Nhân sâm, dẫn đến trường hợp bị ngộ độc, do đó phải cẩn thận.


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Cây Thương lục - Phytolacca acinosa Roxb. Công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Đông Y Thương lục Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng trục Thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng. Hiện nay thường dùng dể chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở.

    Phytolacca acinosa

    Thương lục - Phytolacca acinosa Roxb. (P. esculenta Van Houtte), thuộc họ Thương lục - Phytolaccaceae.

    Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 1,5m. Rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12-25cm, rộng 5-10cm; cuống lá 3cm, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá, cao 15-20cm; 5 lá đài trắng, nhị 8, lá noãn 8-10. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8-10 quả đại với vòi nhuỵ tồn tại, khi chín có màu tía đen, hạt đen, đẹp, hình thận hay tròn.

    Hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.  

    Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Phytolaccae, thường gọi là Thương lục

    Phytolacca acinosa

    Củ Thường Lục

    Nơi sống và thu hái: Loài cây của Ấn Độ, được trồng nhiều làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng mầm rễ hoặc bằng hạt. Có thể thu hoạch rễ vào mùa thu hay mùa đông. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng và phơi khô. Có khi người ta ngâm vào rượu có pha mật ong rồi mới phơi hay sấy khô.

    Thành phần hóa học: Trong củ có một chất độc đắng gọi là phytalaccatoxin, rất nhiều muối kali nitrat, acid oxymyristinic và một chất steroid saponin; có sách nêu có acid esculentic.

    Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính lạnh, có độc; có tác dụng trục Thủy tiêu thũng, thông lợi nhị tiện, giải độc tán kết. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng gây ngủ. Trong rễ có steroid saponin, chất này có tác dụng diệt tinh trùng.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: 

    Thường dùng trị:

    1. Thủy thũng, cổ trướng, nhị tiện không thông;

    2. Sướt cổ tử cung, bạch đới nhiều;

    3. Đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng dể chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở. Ngày dùng 3-10g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

    Ở Ấn Độ, dầu rễ dùng trị đau ở các khớp.

    Đơn thuốc:

    1. Viêm thận cấp và mạn: Thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

    2. Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ Thương lục nóng bọc vải chườm vào cổ.

    3. Bệnh mủ da: Thương lục 15g, Bồ công anh 60g, nấu nước rửa.

    Chú ý:

    1. Không dùng cho phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược.

    2. Một số người dùng nhầm gọi nó là Sâm cao ly, Nhân sâm, dẫn đến trường hợp bị ngộ độc, do đó phải cẩn thận.