ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Cây Chuối Hột Rừng, Chuối hoang nhọn, Musa acuminata Colla công dụng và cách dùng

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Đông Y Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường. Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Mô tả: Cây có thân giả cao tới 3-4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ; buồng mọc ngang hay thông, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Quả có xu hướng vểnh lên trên, vỏ quả vàng, thịt trắng hay vàng vàng, có thể có hột tròn dẹp dẹp.

    Bộ phận dùng: Rễ, vỏ quả, lõi thân - Radix Exocarpium et Caulis Musae Acuminatae.

    Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu.

    Thường dùng 10-20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc.

    Vỏ quả 4-8g sắc nước uống.

    Người ta cũng dùng thân giả của chuối rừng làm rau ăn.

    Bóc lớp bẹ lá già bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa.

    Còn bắp chuối cùng bóc bỏ các mo già, thái phần non ngâm nước, rửa nhiều lần cho bớt chát, làm nộm, xào ăn.

    Thân rễ (củ) chứa nhiều bột, sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ, có thể nấu canh hay xào ăn.

    Ghi chú: Còn loài Chuối sợi - Musa textilis Née, có thân giả cao 4-6cm, có thớ rất chắc, có chồi; lá có phiến to, dày, cứng; quả có 3 cạnh, chứa đầy hạt. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng để lấy sợi ở các thân giả. Quả của nó không ăn được. Rễ cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.

    Thông tin tham khảo thêm: Xin giới thiệu một số bài thuốc từ cây chuối hột rừng: theo BS Hoàng Hà

    - Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong nhiều ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt. Muốn kiểm tra hiệu quả, sau khi uống thuốc, đi tiểu trong bô, sẽ thấy cặn sỏi dưới đáy bô.

    - Trị táo bón ở trẻ: 1-2 trái chuối hột rừng chín, nướng lên cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

    - Trị sỏi bàng quang: Trái chuối hột rừng xanh xắt mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100 g, sắc uống 2 lần trong ngày.

    - Trị bệnh gút: Quả chuối hột rừng 3 g, củ ráy rừng 4 g, khổ qua 1 g, tì giải 2 g. Sao vàng hạ thổ, sắc uống.

    - Trị  hắc lào: Lấy nhựa từ trái chuối hột xanh bôi vào chỗ bị hắc lào sẽ bớt bệnh.

    - Chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối hột phơi khô, tán bột mịn, dùng uống hằng ngày.

    - Xổ giun: Ăn quả chuối hột chín lúc đói, đẩy được giun ra ngoài.

    Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt, là món ăn chữa bệnh rất tốt, những phụ nữ mới sinh con, thiếu sữa nên ăn hoa chuối (luộc, làm nộm…). Ăn hoa chuối hoặc sắc nước uống làm thông tiểu, nước tiểu trong, giúp thận hòa tan các loại axít dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.

    Hoa chuối cũng là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt thay cho các loại rau khác.

    Chú ý: Không được ăn quả chuối rừng còn xanh vì rất dễ bị ngộ độc hoặc bị táo bón nặng vì chuối hột chưa chín có rất nhiều chất tanin.


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Cây Chuối Hột Rừng, Chuối hoang nhọn, Musa acuminata Colla công dụng và cách dùng

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Theo Đông Y Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường. Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Chuối rừng, Chuối hoang nhọn - Musa acuminata Colla, thuộc họ Chuối - Musaceae.

    Mô tả: Cây có thân giả cao tới 3-4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ; buồng mọc ngang hay thông, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Quả có xu hướng vểnh lên trên, vỏ quả vàng, thịt trắng hay vàng vàng, có thể có hột tròn dẹp dẹp.

    Bộ phận dùng: Rễ, vỏ quả, lõi thân - Radix Exocarpium et Caulis Musae Acuminatae.

    Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các thung lũng và sườn núi. Rễ thu hái quanh năm. Vỏ lấy ở những quả đã chín vàng, phơi khô.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu.

    Thường dùng 10-20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc.

    Vỏ quả 4-8g sắc nước uống.

    Người ta cũng dùng thân giả của chuối rừng làm rau ăn.

    Bóc lớp bẹ lá già bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém, xào hoặc muối dưa.

    Còn bắp chuối cùng bóc bỏ các mo già, thái phần non ngâm nước, rửa nhiều lần cho bớt chát, làm nộm, xào ăn.

    Thân rễ (củ) chứa nhiều bột, sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, thái nhỏ, có thể nấu canh hay xào ăn.

    Ghi chú: Còn loài Chuối sợi - Musa textilis Née, có thân giả cao 4-6cm, có thớ rất chắc, có chồi; lá có phiến to, dày, cứng; quả có 3 cạnh, chứa đầy hạt. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng để lấy sợi ở các thân giả. Quả của nó không ăn được. Rễ cũng được sử dụng làm thuốc trị giun.

    Thông tin tham khảo thêm: Xin giới thiệu một số bài thuốc từ cây chuối hột rừng: theo BS Hoàng Hà

    - Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong nhiều ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt. Muốn kiểm tra hiệu quả, sau khi uống thuốc, đi tiểu trong bô, sẽ thấy cặn sỏi dưới đáy bô.

    - Trị táo bón ở trẻ: 1-2 trái chuối hột rừng chín, nướng lên cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

    - Trị sỏi bàng quang: Trái chuối hột rừng xanh xắt mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100 g, sắc uống 2 lần trong ngày.

    - Trị bệnh gút: Quả chuối hột rừng 3 g, củ ráy rừng 4 g, khổ qua 1 g, tì giải 2 g. Sao vàng hạ thổ, sắc uống.

    - Trị  hắc lào: Lấy nhựa từ trái chuối hột xanh bôi vào chỗ bị hắc lào sẽ bớt bệnh.

    - Chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối hột phơi khô, tán bột mịn, dùng uống hằng ngày.

    - Xổ giun: Ăn quả chuối hột chín lúc đói, đẩy được giun ra ngoài.

    Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt, là món ăn chữa bệnh rất tốt, những phụ nữ mới sinh con, thiếu sữa nên ăn hoa chuối (luộc, làm nộm…). Ăn hoa chuối hoặc sắc nước uống làm thông tiểu, nước tiểu trong, giúp thận hòa tan các loại axít dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.

    Hoa chuối cũng là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt thay cho các loại rau khác.

    Chú ý: Không được ăn quả chuối rừng còn xanh vì rất dễ bị ngộ độc hoặc bị táo bón nặng vì chuối hột chưa chín có rất nhiều chất tanin.