ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Các địa điểm cầu con cầu duyên cực kỳ linh ứng trên cả nước

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Vào dịp đầu xuân người người, nhà nhà đua nhau trẩy hội đến đình chùa để cầu bình an cho gia đình, cầu năm mới làm ăn phát đạt, cầu con cầu mọi sự may mắn cho các thành viên trong gia đình bạn bè người thân sang một năm mới mọi sự luôn luôn tốt đẹp bình an. Dưới đây, xin tổng hợp các địa chỉ Đền, Chùa, Miếu mạo, Am, Cốc nổi tiếng về cầu con, cầu duyên, bạn có thể tham khảo.

    Cầu duyên ở Chùa Hà: Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự Chùa Hà, thuộc phố Chùa Hà, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoản giữa thế kỷ X dưới thời vua Lý Thánh Tông. Từ lâu chùa vốn nổi tiếng là nơi cầu duyên cho những người cô đơn lẻ bóng, những người không may mắn trong chuyện hôn nhân gia đình. Dịp đầu xuân năm mới, trai gái khắp vùng phụ cận Hà Nội lại về đây cầu duyên, mong một năm mới bình an và gặp được duyên lành. 

    Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) : Chùa Duyên Ninh được xây dựng dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Dân gian thường gọi chùa là chừa Thủ, là nơi vui chơi của các vị công chúa ngày xưa. Đây cũng là nơi vua Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã hẹn hò yêu đương và sinh ra Lý Thái Tông. Về sau nơi này trở thành điểm tín ngưỡng thu hút đông đảo người tới cầu may, cầu lộc, cầu duyên cầu tự hiếm muộn con cái.

    Đến chùa Ông cầu duyên lành: Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng của đông đảo cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu mà còn là công trình kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của nước ta ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.  Ngày nay, chùa Ông trở thành địa điểm du lịch tâm linh, cầu duyên lành cho những chàng trai cô, gái còn độc thân. Dịp đầu năm mới, nam thanh, nữ tú lại về đây để cầu duyên lành, mong năm mới gặp được nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc.

    Cầu duyên ở am Mỵ Nương: Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội), thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Am để thờ con gái An Dương Vương tên là Mỵ Nương vì tội phản bội đã bị vua cha chém đầu. Nhưng câu chuyện về tình yêu thủy chung, son sắt của Mỵ Nương và Trọng Thủy khiến nhiều người cảm động. Vì thế, họ tin rằng đến đây cầu duyên sẽ mang lại duyên lành và gia đình hạnh phúc. Theo đó hàng năm, cứ dịp Tết đến xuân về hàng ngàn người lại về đây để cầu duyên cho năm mới, cho gia đình bình an, hạnh phúc. 

    Đến đền Chử Đồng Tử Cầu duyên: Đền Chử Đồng Từ thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên, gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn giữa công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ 18 và chàng thư sinh nghèo tên Chử Đồng Tử. Chính mối lương duyên đặc biệt này khiến người dân tin tưởng đền sẽ mang lại nhiều may mắn trong chuyện tình duyên. Dịp năm mới du khách thập phương lại về đây để vãn cảnh và cầu may cho đường tình duyên và hạnh phúc gia đình.

    Chùa Hương: Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII đến năm 1947 thì bị hủy hoại, sau đó năm 1988 Thượng Tọa Thích Viên Thành đã phục dựng lại. Chùa là một quần thể gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật và nhiều đền thờ thần, ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp.  Lễ hội chùa Hương chính thức diễn ra vào ngày 6 tháng giêng âm lịch và kéo dài cho đến hết giữa tháng 3 âm lịch. Dịp này, hàng triệu du khách thập phương hành hương về đây để cầu may, xin lộc và cầu bình an cho gia đình. Địa điểm: Lầu cô (nếu muốn cầu con gái); Lầu cậu (nểu muốn cầu con trai) trong động Hương Tích (Thuộc quần thể chùa Hương)

    Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự): Nằm ở trung tâm Tp.HCM (73 Mai thị Lựu, Q.1) có ngôi chùa Phước Hải Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Từ lâu trong dân gian đã truyền miệng, hễ 10 người đến cầu hết 8 người có con. Do đó ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng tấp nập người đến viếng. 

    Chùa Tiên Lạng Sơn: Vào ngày 18 tháng giêng hàng năm, ở chùa Tiên thường có lễ hội để tạ ơn các vị tiên đã giúp nhân dân trong những ngày gian khó và khấn Thần, Phật, cầu tài, cầu lộc cho một năm mới nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống an bình, hạnh phúc. Ngoài ra còn là nơi cầu con, cầu con trai rất linh ứng

    Chùa Đô Mỹ, Thanh Hóa: Đây cũng là một trong những địa chỉ “mát tay” cầu con. Nhiều người hiếm muộn truyền tai nhau sau một thời gian đến đây thành tâm cầu khấn cuối cùng họ cũng đã sinh con như ý muốn. 

    Địa chỉ: Chùa Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa

    Đền Sinh, Hải Dương: Nếu ở phía Bắc, bạn có thể đến đền Sinh, Hải Dương để cầu con cũng rất linh nghiệm. Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

    Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành. Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương. Có không hiếm trường hợp thụ thai ngay sau khi đến chùa cầu tự

    Chùa Từ Quang: Ở TP. HCM, ngoài chùa Ngọc Hoàng, một địa chỉ cầu con cũng rất linh nghiệm được nhiều người truyền miệng là chùa Từ Quang. Theo những người dân sống quanh chùa kể lại, lượng người vô sinh hiếm muộnđi chùa cầu con cũng rất đông, nhất là những dịp rằm, lễ lớn. Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em… Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

    Về với đền Cô, đền Cậu Tây Thiên Vĩnh Phúc (Cầu duyên cầu con rất linh thiêng): Tây thiên là một quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá nổi tiếng, bao gồm hệ thống các đình chùa có giá trị văn hoá và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội sắp tới. Qua đền Thõng ta sẽ tới đền Cậu, đền Cậu nằm cách đền Thõng khoảng hơn 1km, đường đi khá thuận lợi: hai bên đường là những hàng cây rợp bóng che mát cho khách hành hương trong chặng đường dài. Khi lên đền Cậu, ngoài cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ thì đền còn là nơi mà các cặp bạn trẻ đến đây để cầu duyên, cầu tự. Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên tốt nhất cho mạch cảm xúc về với Mẫu của mỗi người khi đến với Tây Thiên. Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu “đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể lại, Cô Bé là con nhà trời, toạ lạc tại đây cùng Mẫu Thiên giúp dân, giúp nước. Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá 1 trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa nhưng bù lại khung cảnh ở đây tuyệt đẹp. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.

    Bên cạnh đền là suối Giải Oan và một chiếc giếng cổ, rất nhiều khách hành hương từng đến đây đã thừa nhận rằng suối này rất thiêng. Nếu ai lấy nước từ suối hoặc giếng dâng lên cúng rồi uống sẽ thấy trong lòng mình thư thái, thanh thản và tịnh tâm nên đền CÔ Bé thu hút được rất nhiều du khách gần xa. Đền Cậu, đền Cô được xây dựng từ rất lâu vì vậy mà một số cơ sở vật chất đã xuống cấp nên ban quản lý và các chủ nhang đang có kế hoạch tu bổ và nâng cấp lại đền để cho tương xứng với vị thế đền Cô, đền Cậu trong lòng khách hành hương.

    cầu con cầu duyên nổi tiếng

    Các địa điểm đang đợi cập nhật thêm...

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Các địa điểm cầu con cầu duyên cực kỳ linh ứng trên cả nước

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Vào dịp đầu xuân người người, nhà nhà đua nhau trẩy hội đến đình chùa để cầu bình an cho gia đình, cầu năm mới làm ăn phát đạt, cầu con cầu mọi sự may mắn cho các thành viên trong gia đình bạn bè người thân sang một năm mới mọi sự luôn luôn tốt đẹp bình an. Dưới đây, xin tổng hợp các địa chỉ Đền, Chùa, Miếu mạo, Am, Cốc nổi tiếng về cầu con, cầu duyên, bạn có thể tham khảo.

    Cầu duyên ở Chùa Hà: Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự Chùa Hà, thuộc phố Chùa Hà, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoản giữa thế kỷ X dưới thời vua Lý Thánh Tông. Từ lâu chùa vốn nổi tiếng là nơi cầu duyên cho những người cô đơn lẻ bóng, những người không may mắn trong chuyện hôn nhân gia đình. Dịp đầu xuân năm mới, trai gái khắp vùng phụ cận Hà Nội lại về đây cầu duyên, mong một năm mới bình an và gặp được duyên lành. 

    Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) : Chùa Duyên Ninh được xây dựng dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng, thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Dân gian thường gọi chùa là chừa Thủ, là nơi vui chơi của các vị công chúa ngày xưa. Đây cũng là nơi vua Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân đã hẹn hò yêu đương và sinh ra Lý Thái Tông. Về sau nơi này trở thành điểm tín ngưỡng thu hút đông đảo người tới cầu may, cầu lộc, cầu duyên cầu tự hiếm muộn con cái.

    Đến chùa Ông cầu duyên lành: Chùa Ông hay còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán, tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, P.11, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng của đông đảo cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu mà còn là công trình kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của nước ta ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.  Ngày nay, chùa Ông trở thành địa điểm du lịch tâm linh, cầu duyên lành cho những chàng trai cô, gái còn độc thân. Dịp đầu năm mới, nam thanh, nữ tú lại về đây để cầu duyên lành, mong năm mới gặp được nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc.

    Cầu duyên ở am Mỵ Nương: Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội), thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Am để thờ con gái An Dương Vương tên là Mỵ Nương vì tội phản bội đã bị vua cha chém đầu. Nhưng câu chuyện về tình yêu thủy chung, son sắt của Mỵ Nương và Trọng Thủy khiến nhiều người cảm động. Vì thế, họ tin rằng đến đây cầu duyên sẽ mang lại duyên lành và gia đình hạnh phúc. Theo đó hàng năm, cứ dịp Tết đến xuân về hàng ngàn người lại về đây để cầu duyên cho năm mới, cho gia đình bình an, hạnh phúc. 

    Đến đền Chử Đồng Tử Cầu duyên: Đền Chử Đồng Từ thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên, gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn giữa công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ 18 và chàng thư sinh nghèo tên Chử Đồng Tử. Chính mối lương duyên đặc biệt này khiến người dân tin tưởng đền sẽ mang lại nhiều may mắn trong chuyện tình duyên. Dịp năm mới du khách thập phương lại về đây để vãn cảnh và cầu may cho đường tình duyên và hạnh phúc gia đình.

    Chùa Hương: Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII đến năm 1947 thì bị hủy hoại, sau đó năm 1988 Thượng Tọa Thích Viên Thành đã phục dựng lại. Chùa là một quần thể gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật và nhiều đền thờ thần, ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp.  Lễ hội chùa Hương chính thức diễn ra vào ngày 6 tháng giêng âm lịch và kéo dài cho đến hết giữa tháng 3 âm lịch. Dịp này, hàng triệu du khách thập phương hành hương về đây để cầu may, xin lộc và cầu bình an cho gia đình. Địa điểm: Lầu cô (nếu muốn cầu con gái); Lầu cậu (nểu muốn cầu con trai) trong động Hương Tích (Thuộc quần thể chùa Hương)

    Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự): Nằm ở trung tâm Tp.HCM (73 Mai thị Lựu, Q.1) có ngôi chùa Phước Hải Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn đến xin con. Từ lâu trong dân gian đã truyền miệng, hễ 10 người đến cầu hết 8 người có con. Do đó ngày thường lẫn ngày nghỉ, chùa lúc nào cũng tấp nập người đến viếng. 

    Chùa Tiên Lạng Sơn: Vào ngày 18 tháng giêng hàng năm, ở chùa Tiên thường có lễ hội để tạ ơn các vị tiên đã giúp nhân dân trong những ngày gian khó và khấn Thần, Phật, cầu tài, cầu lộc cho một năm mới nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống an bình, hạnh phúc. Ngoài ra còn là nơi cầu con, cầu con trai rất linh ứng

    Chùa Đô Mỹ, Thanh Hóa: Đây cũng là một trong những địa chỉ “mát tay” cầu con. Nhiều người hiếm muộn truyền tai nhau sau một thời gian đến đây thành tâm cầu khấn cuối cùng họ cũng đã sinh con như ý muốn. 

    Địa chỉ: Chùa Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa

    Đền Sinh, Hải Dương: Nếu ở phía Bắc, bạn có thể đến đền Sinh, Hải Dương để cầu con cũng rất linh nghiệm. Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

    Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành. Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương. Có không hiếm trường hợp thụ thai ngay sau khi đến chùa cầu tự

    Chùa Từ Quang: Ở TP. HCM, ngoài chùa Ngọc Hoàng, một địa chỉ cầu con cũng rất linh nghiệm được nhiều người truyền miệng là chùa Từ Quang. Theo những người dân sống quanh chùa kể lại, lượng người vô sinh hiếm muộnđi chùa cầu con cũng rất đông, nhất là những dịp rằm, lễ lớn. Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em… Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

    Về với đền Cô, đền Cậu Tây Thiên Vĩnh Phúc (Cầu duyên cầu con rất linh thiêng): Tây thiên là một quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá nổi tiếng, bao gồm hệ thống các đình chùa có giá trị văn hoá và khảo cổ. Bên cạnh những ngôi đền nổi tiếng như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu Sinh thì Tây Thiên còn có đền Cậu, đền Cô đầy bí ẩn và linh thiêng. Đây sẽ là một điểm lý tưởng, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị trong mùa lễ hội sắp tới. Qua đền Thõng ta sẽ tới đền Cậu, đền Cậu nằm cách đền Thõng khoảng hơn 1km, đường đi khá thuận lợi: hai bên đường là những hàng cây rợp bóng che mát cho khách hành hương trong chặng đường dài. Khi lên đền Cậu, ngoài cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ thì đền còn là nơi mà các cặp bạn trẻ đến đây để cầu duyên, cầu tự. Theo như lời kể của nhân dân thì đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, ở đây có đặt một bát hương và có một hòn đá, tương truyền là Cậu ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa quân lên trên Mẫu. Đền được ban quản lý và nhân dân chung sức tu sửa lại vào năm 1993. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên tốt nhất cho mạch cảm xúc về với Mẫu của mỗi người khi đến với Tây Thiên. Tiếp theo cuộc hành trình, từ đền Cậu “đi thêm khoảng 2km nữa chúng ta sẽ đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé. Theo như lời kể lại, Cô Bé là con nhà trời, toạ lạc tại đây cùng Mẫu Thiên giúp dân, giúp nước. Nằm trong khu rừng cấm quốc gia nên đền Cô gặp một số khó khăn trong quá 1 trình quy hoạch, xây dựng và tu sửa nhưng bù lại khung cảnh ở đây tuyệt đẹp. Xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên 1 cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.

    Bên cạnh đền là suối Giải Oan và một chiếc giếng cổ, rất nhiều khách hành hương từng đến đây đã thừa nhận rằng suối này rất thiêng. Nếu ai lấy nước từ suối hoặc giếng dâng lên cúng rồi uống sẽ thấy trong lòng mình thư thái, thanh thản và tịnh tâm nên đền CÔ Bé thu hút được rất nhiều du khách gần xa. Đền Cậu, đền Cô được xây dựng từ rất lâu vì vậy mà một số cơ sở vật chất đã xuống cấp nên ban quản lý và các chủ nhang đang có kế hoạch tu bổ và nâng cấp lại đền để cho tương xứng với vị thế đền Cô, đền Cậu trong lòng khách hành hương.

    cầu con cầu duyên nổi tiếng

    Các địa điểm đang đợi cập nhật thêm...