ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Các chất bị cấm có trong mỹ phẩm có tác hại gì ?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Những hóa chất trong mỹ phẩm gây bệnh cho sức khỏe người sử dụng. Các chất tạo bọt, bảo quản, tạo mùi hương hay diệt khuẩn trong mỹ phẩm thường có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Một số thành phần có trong mỹ phẩm gây nguy hiểm tới sức khỏe được tham khảo từ website Y khoa

    1. Mineral oil

    Được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina. Mineral oil là khoáng dầu (nghe tên vô cùng natural nhỉ)  được làm từ dầu hỏa thô hay dầu mỏ (người ta đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da.

    Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    2. Fragrance

    Fragrance là hương liệu. Hương liệu dùng trong mỹ phẩm có hai loại. Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: thường được ghi rõ là "natural fragrance" trong phần ingredients hoặc từ tinh dầu (essential oil).

    Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học:thường chỉ được ghi chung chung là "fragrance" trong phần ingredients.

    Tác hại: Tác hại nói đến ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Còn riêng fragrance tự nhiên (essential oil) thì tốt và có tác dụng trị liệu. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.

    3. Paraben

    Paraben là biến thể của dầu hỏa, người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong ngành thực phẩm] để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm.

    Tác hại: Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời . Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

    4. Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.

    Là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.

    Tác hại: Gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

    5. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol

    Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh.

    Tác hại: Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG chúng ta cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo chúng ta không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

    6. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/TEA (Triethanolamine)

    Đây là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)

    Tác hại: Đây là các chất phụ gia gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

    7. Phenoxyethanol

    Đây là một loại chất bảo quản

    Tác hại: Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

    8. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

    Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc.

    Tác hại: Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.

    9. Avobenzone, Benzophenone, PABA

    Đây là các loại hoá phẩm chống nắng.

    Tác hại: Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.

    10. Triclosan

    Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.

    Tác hại: EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

    11. DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl

    Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon.

    Tác hại: Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

    12. Dioxin

    Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….

    Tác hại: Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin. Một ví dụ rõ ràng nhất là tổng thống Yushchenko của Ukraina, ông bị đầu độc bằng dioxin và kết quả là ông đã trông già hẳn đi chỉ sau vài đêm.

    13. Benzoyl Peroxide

    Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn.

    Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

    14. Quaternium-15

    Là chất bảo quản.

    Tác hại: Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

    15. Collagen/Elastin

    Là dạng protein do cơ thể tổng hợp nên, chiếm trên 70% cấu trúc và hình dạng của da. Có thế được tổng hợp từ da động vật và xuất hiện trong một số loại mỹ phẩm, viên uống bổ sung collagen...

    Tác hại: Có khả năng gây nên hiện tượng ‘khó thở’ cho da và làm cho da bị ẩm quá mức cần thiết, có thể gây dị ứng. Collagen được cơ thể tổng hợp kết hợp với elastin tạo nên sự đàn hồi và săn chắc cho làn da. Càng lớn tuổi, quá trình tổng hợp collagen của cơ thể ngày càng giảm đi vì thế gây nên sự lão hóa của da.

    Lời khuyên cho chị em phụ nữ: 

    Nếu bạn lo ngại các chất độc hại có thể làm hỏng da bạn, bạn cần tự tạo sản phẩm chăm sóc da cho mình và chỉ mua những loại mỹ phẩm nào có thành phần bạn có thể đọc tên được. Tốt nhất là bạn nên tự chế biến mỹ phẩm từ thiên nhiên hoặc mua các "mỹ phẩm xanh", mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Các chất bị cấm có trong mỹ phẩm có tác hại gì ?

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Những hóa chất trong mỹ phẩm gây bệnh cho sức khỏe người sử dụng. Các chất tạo bọt, bảo quản, tạo mùi hương hay diệt khuẩn trong mỹ phẩm thường có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Một số thành phần có trong mỹ phẩm gây nguy hiểm tới sức khỏe được tham khảo từ website Y khoa

    1. Mineral oil

    Được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin oil/ cera microcristallina. Mineral oil là khoáng dầu (nghe tên vô cùng natural nhỉ)  được làm từ dầu hỏa thô hay dầu mỏ (người ta đun dầu hỏa lên đến khoảng 210°C và từ đó lọc ra thành nhiều thành phần dầu), chất này có tác dụng làm mềm da.

    Tác hại: Ngăn cản sự bài tiết của da, làm bít lỗ chân lông, gây mụn. Nguy hiểm hơn, chất này được khuyến cáo có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    2. Fragrance

    Fragrance là hương liệu. Hương liệu dùng trong mỹ phẩm có hai loại. Một loại fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: thường được ghi rõ là "natural fragrance" trong phần ingredients hoặc từ tinh dầu (essential oil).

    Loại thứ hai là fragrance tổng hợp từ các chất hoá học:thường chỉ được ghi chung chung là "fragrance" trong phần ingredients.

    Tác hại: Tác hại nói đến ở đây chỉ dành riêng cho loại fragrance tổng hợp từ chất hóa học. Còn riêng fragrance tự nhiên (essential oil) thì tốt và có tác dụng trị liệu. Fragrance tổng hợp có thể gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, da trở nên khô, sần sùi và lão hoá nhanh hơn. Ngoài ra, nếu dùng sản phẩm chứa hương liệu liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương hay chứng rối loạn nội tiết.

    3. Paraben

    Paraben là biến thể của dầu hỏa, người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn (mã là E214, E219 trong ngành thực phẩm] để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm.

    Tác hại: Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da (dermatitis). Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh (menopause) và cả chứng loãng xương (osteoporosis). Propyparaben giảm khả năng sinh sản ở nam. Methylparaben thúc đẩy quá trình lão hóa dưới ánh nắng mặt trời . Trong họ nhà parabens thì butylparaben và isobutylparaben là độc nhất, tiếp đến là propylparaben và isopropylparaben, ít độc hơn cả là methyl và ethylparaben.

    4. Sodium Laureth Sulfate, Sodium Lauryl Sulfate, Sodium Lauryl Ether Sulfate, Anhydrous Sodium Lauryl Sulfate, Irium, SLS, SLES, MSDS, ALES, ALS.

    Là loại chất tẩy rửa và hoạt chất bề mặt, tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì giá thành rẻ.

    Tác hại: Gây khô và bào mòn da, mỏng tóc, gây kích ứng với da nhạy cảm. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.

    5. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol

    Đây là chất dùng để duy trì độ ẩm trong mỹ phẩm, cũng là chất được dùng để làm mát trong phanh xe và tủ lạnh.

    Tác hại: Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA) đánh giá PG là một hoá chất rất độc hại. Khi sử dụng các sản phẩm PG chúng ta cần phải sử dụng trang phục bảo hộ; sau khi sử dụng, các sản phẩm này phải được thiêu huỷ bằng cách vùi sâu dưới lòng đất. Do PG có thể thấm vào da rất nhanh chóng, EPA khuyến cáo chúng ta không nên tiếp xúc trực tiếp để đề phòng những ảnh hưởng xấu đến não, gan và thận. Nếu dùng PG trong thời gian dài sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.

    6. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/TEA (Triethanolamine)

    Đây là các chất phụ gia, DEA và MEA là chất tạo bọt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm trong phòng tắm (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội…), DEA có mặt trong thành phần của một vài loại thuốc trừ sâu, TEA được dùng trong rất nhiều loại mỹ phẩm (mascara, suncreen, eyeliner, eyeshadow, blush, foundation, primer…)

    Tác hại: Đây là các chất phụ gia gây kích ứng mạnh ở da và mắt, gây ra các bệnh về viêm da tiếp xúc. Các chất này rất dễ thẩm thấu qua da và tích tụ trong nội tạng, thậm chí là trong não, nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận.

    7. Phenoxyethanol

    Đây là một loại chất bảo quản

    Tác hại: Chất này bị coi là chất kích ứng da. Phenoxyethanol nguyên chất có thể gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh sản hay thần kinh. Trong mỹ phẩm, tỷ lệ của nó ít khi vượt quá 1%, tuy nhiên lại rất hay được sử dụng. Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo phenoxyethanol có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

    8. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)

    Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc.

    Tác hại: Các họ hợp chất này hay thấy trong nhiều loại sản phẩm, nhưng thường không được các nhà sản xuất ghi trên nhãn thành phần. Chúng có thể gây những tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới. Ở Anh, Mỹ, Canada và nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu những chất DEHP, DBP và BBP đã bị cấm trong việc sản xuất mỹ phẩm và đồ chơi.

    9. Avobenzone, Benzophenone, PABA

    Đây là các loại hoá phẩm chống nắng.

    Tác hại: Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.

    10. Triclosan

    Đây là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.

    Tác hại: EPA xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư ở người. Đại học Y dược Tufts của Mỹ còn cho rằng triclosan chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những loại “siêu côn trùng” kháng thuốc nguy hiểm.

    11. DMDM Hydantoin / Ure Imidazolidinyl

    Đây là 2 trong số những chất bảo quản có khả năng sản sinh ra phormon.

    Tác hại: Hoạt chất này có thể gây đau cơ, ung thư, phản ứng da, dị ứng, trầm cảm, đau đầu, đau ngực, viêm tai, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt và mất ngủ. Nếu chẳng may tiếp xúc phải, các chất này có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tim đập nhanh hoặc hen suyễn, ho lâu dài và cảm lạnh.

    12. Dioxin

    Là loại hoá chất bị cấm trong mọi loại sản phẩm. Dioxin thường chứa các chất chống khuẩn như triclosan, chất nhũ hoá….

    Tác hại: Dioxin gây ra các bệnh nguy hiểm ung thư, suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh, vô sinh và dị dạng ở thai nhi. Nó nguy hại tới mức, chỉ cần một phần nghìn tỷ của giọt dioxin cũng có thể gây ra sự phá hủy hormone nếu ta bơi trong một hồ bơi lớn gấp 300 lần tiêu chuẩn Olympic. Cơ thể chúng ta hoàn toàn không có khả năng chống lại tác động của dioxin. Một ví dụ rõ ràng nhất là tổng thống Yushchenko của Ukraina, ông bị đầu độc bằng dioxin và kết quả là ông đã trông già hẳn đi chỉ sau vài đêm.

    13. Benzoyl Peroxide

    Là hóa chất thường thấy trong các loại mỹ phẩm trị mụn.

    Tác hại: Benzoyl Peroxide được Hiệp hội hóa chất Mỹ đánh giá: “Tạo điều kiện cho các chất gây ung thư phát triển, có khả năng kích thích ung bướu, có thể gây đột biến gen và tổn thương ADN ở người và động vật có vú nếu dùng ở nồng độ không thích hợp. Rất độc nếu hít phải, nhiều khả năng gây tổn thương khi nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với da. Gây kích ứng da, mắt và hô hấp.”

    14. Quaternium-15

    Là chất bảo quản.

    Tác hại: Trong những điều kiện nhất định chất này có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể bị viêm da nếu da nhạy cảm.

    15. Collagen/Elastin

    Là dạng protein do cơ thể tổng hợp nên, chiếm trên 70% cấu trúc và hình dạng của da. Có thế được tổng hợp từ da động vật và xuất hiện trong một số loại mỹ phẩm, viên uống bổ sung collagen...

    Tác hại: Có khả năng gây nên hiện tượng ‘khó thở’ cho da và làm cho da bị ẩm quá mức cần thiết, có thể gây dị ứng. Collagen được cơ thể tổng hợp kết hợp với elastin tạo nên sự đàn hồi và săn chắc cho làn da. Càng lớn tuổi, quá trình tổng hợp collagen của cơ thể ngày càng giảm đi vì thế gây nên sự lão hóa của da.

    Lời khuyên cho chị em phụ nữ: 

    Nếu bạn lo ngại các chất độc hại có thể làm hỏng da bạn, bạn cần tự tạo sản phẩm chăm sóc da cho mình và chỉ mua những loại mỹ phẩm nào có thành phần bạn có thể đọc tên được. Tốt nhất là bạn nên tự chế biến mỹ phẩm từ thiên nhiên hoặc mua các "mỹ phẩm xanh", mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.