ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Bệnh uốn ván

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh. Ví dụ: vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bị bẩn.

    Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh uốn ván. Bệnh có thể gặp và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS). Hầu hết trẻ sơ sinh mắc UVSS đều tử vong. UVSS hay gặp ở vùng nông thôn, nơi có tỉ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo vô trùng. Trong năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh UVSS.

    Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?

    Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người. Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Người phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.

    Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương.

    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

    Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

    Ở trẻ em và người lớn cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt. Trẻ sơ sinh bị UVSS vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu khi sinh. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được và tiếp theo là co cứng và co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

    Biến chứng của bệnh uốn ván là gì?

    Co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già.

    Điều trị bệnh uốn ván?

    Bệnh uốn ván ở mọi lứa tuổi cần phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

    Phòng bệnh uốn ván như thế nào?

    Để phòng bệnh UVSS, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT và người lớn tiêm Td/UV.

    Để phòng bệnh UVSS cần tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và UVSS cho con.

    Thực hành đẻ sạch đặc biệt quan trọng trong khi người mẹ sinh con, ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên vì vậy cần thiết phải tiêm chủng.

    Đẩy mạnh loại trừ uốn ván sơ sinh

    WHO, UNICEF and UNFPA đặt mục tiêu loại trừ UVSS toàn cầu vào năm 2005, là giảm số mắc UVSS xuống dưới 1/1000 trẻ đẻ sống trong một năm ở tất cả các huyện. Mục tiêu này đã được xác định lại bởi một cuộc họp Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc năm 2002. Vì vi khuẩn uốn ván luôn tồn tại trong môi trường nên việc thanh toán bệnh uốn ván là không thể thực hiện được. Việc tiêm vắc xin đạt tỉ lệ cao cần duy trì ngay cả sau khi đã đạt mục tiêu toàn cầu.

    Để đạt mục tiêu toàn cầu về loại trừ UVSS, các nước cần triển khai chiến lược sau:

    · Tăng tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai.

    · Tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao, triển khai qua ba vòng chiến dịch.

    · Đẩy mạnh thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch.

    · Tăng cường giám sát và báo cáo các trường hợp UVSS, CSS.


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Bệnh uốn ván

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh. Ví dụ: vết thương bẩn hoặc cuống rốn trẻ sơ sinh bị bẩn.

    Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh uốn ván. Bệnh có thể gặp và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh được gọi là uốn ván sơ sinh (UVSS). Hầu hết trẻ sơ sinh mắc UVSS đều tử vong. UVSS hay gặp ở vùng nông thôn, nơi có tỉ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không đảm bảo vô trùng. Trong năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 200.000 trẻ sơ sinh tử vong vì bệnh UVSS.

    Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?

    Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người. Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắt bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Người phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch.

    Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao qui đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương.

    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

    Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

    Ở trẻ em và người lớn cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt. Trẻ sơ sinh bị UVSS vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu khi sinh. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được và tiếp theo là co cứng và co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

    Biến chứng của bệnh uốn ván là gì?

    Co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già.

    Điều trị bệnh uốn ván?

    Bệnh uốn ván ở mọi lứa tuổi cần phải điều trị cấp cứu tại bệnh viện.

    Phòng bệnh uốn ván như thế nào?

    Để phòng bệnh UVSS, trẻ nhỏ tiêm vắc xin DPT hoặc DT và người lớn tiêm Td/UV.

    Để phòng bệnh UVSS cần tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván sẽ phòng được uốn ván cho mẹ và UVSS cho con.

    Thực hành đẻ sạch đặc biệt quan trọng trong khi người mẹ sinh con, ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên vì vậy cần thiết phải tiêm chủng.

    Đẩy mạnh loại trừ uốn ván sơ sinh

    WHO, UNICEF and UNFPA đặt mục tiêu loại trừ UVSS toàn cầu vào năm 2005, là giảm số mắc UVSS xuống dưới 1/1000 trẻ đẻ sống trong một năm ở tất cả các huyện. Mục tiêu này đã được xác định lại bởi một cuộc họp Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc năm 2002. Vì vi khuẩn uốn ván luôn tồn tại trong môi trường nên việc thanh toán bệnh uốn ván là không thể thực hiện được. Việc tiêm vắc xin đạt tỉ lệ cao cần duy trì ngay cả sau khi đã đạt mục tiêu toàn cầu.

    Để đạt mục tiêu toàn cầu về loại trừ UVSS, các nước cần triển khai chiến lược sau:

    · Tăng tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai.

    · Tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao, triển khai qua ba vòng chiến dịch.

    · Đẩy mạnh thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch.

    · Tăng cường giám sát và báo cáo các trường hợp UVSS, CSS.