ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Bệnh dại

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bệnh dại thường xuất hiện vào mùa nắng nóng do súc vật truyền virut dại qua vết thương. Cho đến nay chưa có thuốc chữa được bệnh dại nên phương pháp tốt nhất là sử dụng vacxin và kháng thể đặc hiệu. Cần sử dụng hai chế phẩm này càng sớm theo chẩn đoán thì càng có hiệu quả cao. Tuyệt đối không sử dụng các loại lá cây, bài thuốc vì chưa có bài thuốc nào chứng minh được khả năng đẩy lùi căn bệnh chết người này...

    Bệnh từ  "thú cưng"

    Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. cư trú ở các động vật như chó, mèo, chồn, cáo. Virus dại lây truyền sang người qua vết cắn hay vết cào trên da. Chỉ cần một lượng nhỏ dịch của những động vật chứa virus dại dây vào vết xước trên da thì có tới 90% nạn nhân mắc dại. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua phẫu thuật, đặc biệt là tạng ghép bị nhiễm virus dại từ trước đó. Bệnh không lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường giữa người với người.

    Virut dại có đặc điểm xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây bệnh ngay. Vì thế chúng ta phải theo dõi chặt chẽ tình hình nạn nhân và động vật ngay sau tai nạn.

    virus-dai-truyen-benh-cho-nguoi-qua-vet-can

    Virut dại truyền bệnh cho người qua vết cắn.

    Cách nào nhận ra bệnh?

    Những người bị nhiễm virus dại sẽ mắc bệnh từ sau vài ngày đến vài năm, thường thời gian bị bệnh là 1-2 tháng. Sau khi xâm nhập, virus dại sẽ theo dây thần kinh lên não, gây viêm não. Lúc này bệnh bắt đầu đi vào giai đoạn điển hình.

    Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là sốt, đau đầu, khó chịu trong người. Có khi bị buồn nôn, nôn, dễ nổi cáu và đặc biệt rất sợ nước, sợ gió, tiếng động và ánh sáng. Nạn nhân rất sợ những nơi ồn ã, sáng chói, chỉ luôn ngồi ở góc nhà, tay chân run rẩy. Giai đoạn cuối, toàn thân người bệnh sẽ co giật mạnh và liên tục từng cơn. Sự co giật ban đầu chỉ là các cơ ở chân tay và thân mình, sau lan toả, sang cả các cơ hô hấp, chúng làm co thắt các cơ này gây chít hẹp hoàn toàn phế quản, người bệnh ngừng hô hấp và tử vong. Trên thực tế, nếu để đến khi bệnh dại phát bệnh (bệnh dại lên cơn) thì 100% số nạn nhân không thể qua khỏi, tức là người bệnh sẽ tử vong do bệnh dại.

    Vết cắn nhỏ có bị bệnh?

    Việc xuất hiện bệnh dại ở người bị thú vật cắn tuỳ thuộc vào mức độ nông sâu và vị trí của vết cắn, nồng độ virus tại vết thương, tốc độ nhân bản của virus và sức đề kháng người bệnh. Các vết thương sâu thì virus dại có nhiều cơ hội ở trong cơ thể và khó bị rửa trôi hơn, vì thế nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn. Nồng độ virus dại càng cao, tức là càng có nhiều virus ở vết cắn thì càng có nhiều virut gây bệnh, người bệnh càng khó tránh bị dại. Những vết cắn càng gần với não bộ như mặt, mũi, tai thì càng nhanh bị bệnh do con đường lan truyền của virus từ vết cắn lên não bộ là rất ngắn. Khả năng bị bệnh không phụ thuộc vào kích thước vết cắn to hay nhỏ. Vì vậy một vết thương nhỏ cũng có thể gây bệnh và gây chết người miễn là nồng độ virus cao và tốc độ nhân bản nhanh.

    Cần làm gì ngừa dại?

    Khi bị súc vật cắn cần:

    - Rửa ngay vết thương với với xà phòng và nước sạch dù chưa biết là động vật có bị dại hay không. Động tác này vừa làm trôi bớt phần virus dại xung quanh vết thương, vừa có tác dụng rửa bỏ phần lớn virus trong vết thương.

    - Lau khô vết thương rồi rửa lại lần nữa bằng oxy già. Sát trùng vết cắn bằng cồn iôt và băng lại. Virus dại dễ bị bất hoạt bởi xà phòng và cồn iôt nên cần làm điều này càng sớm càng tốt. Biện pháp này sẽ giúp tiêu diệt bớt một phần virus dại ở bề mặt.

    - Cuối cùng, cần đưa ngay nạn nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được xử trí chuyên khoa, tiêm vac-xin và kháng thể dự phòng.

    Khác với vacxin phòng dại, kháng thể phòng dại có tác dụng ngay sau khi tiêm. Chúng làm bất hoạt và tiêu diệt virus tại nơi cắn trước khi  virus xâm nhập vào hệ thần kinh. Nó có tác dụng làm giảm số lượng virut dại trong vết cắn và lân cận vết cắn, nhất là với những vết cắn sâu, rộng, giập nát. Vacxin và kháng thể phòng bệnh dại là hai chất duy nhất có công hiệu phòng chống bệnh này.

    BS. Yên  Lâm Phúc


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Bệnh dại

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    Bệnh dại thường xuất hiện vào mùa nắng nóng do súc vật truyền virut dại qua vết thương. Cho đến nay chưa có thuốc chữa được bệnh dại nên phương pháp tốt nhất là sử dụng vacxin và kháng thể đặc hiệu. Cần sử dụng hai chế phẩm này càng sớm theo chẩn đoán thì càng có hiệu quả cao. Tuyệt đối không sử dụng các loại lá cây, bài thuốc vì chưa có bài thuốc nào chứng minh được khả năng đẩy lùi căn bệnh chết người này...

    Bệnh từ  "thú cưng"

    Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. cư trú ở các động vật như chó, mèo, chồn, cáo. Virus dại lây truyền sang người qua vết cắn hay vết cào trên da. Chỉ cần một lượng nhỏ dịch của những động vật chứa virus dại dây vào vết xước trên da thì có tới 90% nạn nhân mắc dại. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua phẫu thuật, đặc biệt là tạng ghép bị nhiễm virus dại từ trước đó. Bệnh không lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường giữa người với người.

    Virut dại có đặc điểm xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây bệnh ngay. Vì thế chúng ta phải theo dõi chặt chẽ tình hình nạn nhân và động vật ngay sau tai nạn.

    virus-dai-truyen-benh-cho-nguoi-qua-vet-can

    Virut dại truyền bệnh cho người qua vết cắn.

    Cách nào nhận ra bệnh?

    Những người bị nhiễm virus dại sẽ mắc bệnh từ sau vài ngày đến vài năm, thường thời gian bị bệnh là 1-2 tháng. Sau khi xâm nhập, virus dại sẽ theo dây thần kinh lên não, gây viêm não. Lúc này bệnh bắt đầu đi vào giai đoạn điển hình.

    Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là sốt, đau đầu, khó chịu trong người. Có khi bị buồn nôn, nôn, dễ nổi cáu và đặc biệt rất sợ nước, sợ gió, tiếng động và ánh sáng. Nạn nhân rất sợ những nơi ồn ã, sáng chói, chỉ luôn ngồi ở góc nhà, tay chân run rẩy. Giai đoạn cuối, toàn thân người bệnh sẽ co giật mạnh và liên tục từng cơn. Sự co giật ban đầu chỉ là các cơ ở chân tay và thân mình, sau lan toả, sang cả các cơ hô hấp, chúng làm co thắt các cơ này gây chít hẹp hoàn toàn phế quản, người bệnh ngừng hô hấp và tử vong. Trên thực tế, nếu để đến khi bệnh dại phát bệnh (bệnh dại lên cơn) thì 100% số nạn nhân không thể qua khỏi, tức là người bệnh sẽ tử vong do bệnh dại.

    Vết cắn nhỏ có bị bệnh?

    Việc xuất hiện bệnh dại ở người bị thú vật cắn tuỳ thuộc vào mức độ nông sâu và vị trí của vết cắn, nồng độ virus tại vết thương, tốc độ nhân bản của virus và sức đề kháng người bệnh. Các vết thương sâu thì virus dại có nhiều cơ hội ở trong cơ thể và khó bị rửa trôi hơn, vì thế nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn. Nồng độ virus dại càng cao, tức là càng có nhiều virus ở vết cắn thì càng có nhiều virut gây bệnh, người bệnh càng khó tránh bị dại. Những vết cắn càng gần với não bộ như mặt, mũi, tai thì càng nhanh bị bệnh do con đường lan truyền của virus từ vết cắn lên não bộ là rất ngắn. Khả năng bị bệnh không phụ thuộc vào kích thước vết cắn to hay nhỏ. Vì vậy một vết thương nhỏ cũng có thể gây bệnh và gây chết người miễn là nồng độ virus cao và tốc độ nhân bản nhanh.

    Cần làm gì ngừa dại?

    Khi bị súc vật cắn cần:

    - Rửa ngay vết thương với với xà phòng và nước sạch dù chưa biết là động vật có bị dại hay không. Động tác này vừa làm trôi bớt phần virus dại xung quanh vết thương, vừa có tác dụng rửa bỏ phần lớn virus trong vết thương.

    - Lau khô vết thương rồi rửa lại lần nữa bằng oxy già. Sát trùng vết cắn bằng cồn iôt và băng lại. Virus dại dễ bị bất hoạt bởi xà phòng và cồn iôt nên cần làm điều này càng sớm càng tốt. Biện pháp này sẽ giúp tiêu diệt bớt một phần virus dại ở bề mặt.

    - Cuối cùng, cần đưa ngay nạn nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được xử trí chuyên khoa, tiêm vac-xin và kháng thể dự phòng.

    Khác với vacxin phòng dại, kháng thể phòng dại có tác dụng ngay sau khi tiêm. Chúng làm bất hoạt và tiêu diệt virus tại nơi cắn trước khi  virus xâm nhập vào hệ thần kinh. Nó có tác dụng làm giảm số lượng virut dại trong vết cắn và lân cận vết cắn, nhất là với những vết cắn sâu, rộng, giập nát. Vacxin và kháng thể phòng bệnh dại là hai chất duy nhất có công hiệu phòng chống bệnh này.

    BS. Yên  Lâm Phúc