ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Mẹ nuôi con phải biết 5 điều nên và 5 điều không nên làm với bé sơ sinh

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    90 trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam tử vong mỗi ngày, trong số đó, 50 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày kể từ khi được sinh ra. theo thống kê cho thấy

    Tình trạng này đáng báo động gấp 3 lần đối với trẻ em dân tộc thiểu số so với trẻ em dân tộc Kinh.

    trẻ sơ sinh

    90 trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam tử vong mỗi ngày, trong số đó, 50 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày kể từ khi được sinh ra.

    Theo thông tin từ UNICEF, Việt Nam đã đạt được các tiến bộ to lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em trong các thập kỷ qua. Tử vong bà mẹ và trẻ em đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 18.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm ở Việt Nam.

    Các hoạt động trong hợp tác trên sẽ hỗ trợ ​Bộ Y tế trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em thông qua việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế ở bốn tỉnh khó khăn của Việt Nam là Điện Biên, Lào Cai, Kon Tum, Gia Lai.​

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho hay, bên cạnh những hành tựu, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Đó là sự khác biệt lớn về tình trang sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ trẻ em giữa các vùng, miền; Tốc độ giảm tử vong trẻ sơ sinh chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

    Theo các kết quả điều tra gần đây của ngành y tế cho thấy, tỷ lệ tử vong sơ sinh đang chiếm 59% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Trong số tử vong sơ sinh, có đến 85% ca tử vong xảy ra trong vòng 7 ngày đầu sau đẻ.

    Theo ông Tiến, các số liệu trên khẳng định một thực tế Việt ​Nam cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa vào các can thiệp giảm tử vong sơ sinh, đặc biệt là trong 7 ngày đầu sau đẻ nhằm bảo đảm cho mọi trẻ sinh ra đều được sống, khỏe mạnh.

    Theo đánh giá từ UNICEF, nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là do ngạt, nhiễm trùng và đẻ non. Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền và các dân tộc. Chẳng hạn như tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở Kon Tum cao gấp 2,6 lần tỷ lệ trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp ba lần trẻ em dân tộc Kinh.

    Những cách đơn giản cứu trẻ sơ sinh

    Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nhận định rằng nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh tại Việt Nam chủ yếu do ngạt thở, nhiễm trùng và đẻ non. Theo ông Youssouf Abdel-Jelil, đa số các trường hợp tử vong đều có thể phòng ngừa được bằng các cách đơn giản như hỗ trợ chuyên môn cho các mẹ khi sinh đẻ, chăm sóc đúng cách cho các bé ngay sau khi bé chào đời, nhất là cho bé bú mẹ ngay sau sinh, chăm sóc kiểu chuột túi cho các bé, đặc biệt là những bé bị đẻ non và nhẹ cân.

    Vậy nên làm gì và không nên làm gì để giảm thiểu nguy cơ tử vong do ngạt thở, nhiễm trùng, và sinh non cho các bé sơ sinh tại Việt Nam?

    NÊN 1: da chạm da (Skin To Skin - S2S)

    Khi bé vừa chào đời, việc tốt nhất mà bạn nên làm cho bé là hãy để bé được da chạm da với mẹ bằng cách để bé nằm trên ngực mẹ ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên của cuộc đời bé! Ngay cả đối với những bé sinh thiếu tháng thì việc được nằm trên ngực mẹ như thế cũng vẫn tốt hơn là để bé nằm trong lồng kính riêng.

    Đây cũng là thời khắc quan trọng cho việc bú sữa mẹ của bé vì khi này, bé sẽ tự xoay mình trên ngực mẹ theo bản năng để tìm vú, ngậm vú, và mút sữa mẹ.

    NÊN 2: chăm con kiểu chuột túi (Kangaroo Care)

    Sau khi bé được da chạm da với mẹ lúc vừa sinh ra, việc tiếp tục để bé được da chạm da với mẹ hay với cha qua việc chăm sóc bé kiểu chuột túi, nghĩa là việc thường xuyên ôm ấp bé trước ngực trong vòng tay của mẹ hoặc cha mỗi ngày sẽ tiếp tục đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác cho cả bé lẫn cha mẹ.

    NÊN 3: Cho bé bú sữa mẹ

    Sữa mẹ chính là vắc xin đầu đời quan trọng, an toàn, và hiệu quả nhất cho bé. Trong những ngày đầu khi mới sinh con, sữa mẹ sẽ có màu vàng đục, đây chính là loại sữa giàu dinh dưỡng và kháng thể nhất mà các mẹ cần cung cấp cho bé để chống lại sự rình rập của tử thần khi bé còn là một sinh linh mong manh, chưa có khả năng tự miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, và các yếu tố gây bệnh khác.

    Khoa học đã chứng minh những bé được bú sữa mẹ, nguy cơ bị các bệnh sau cũng giảm tối đa, bao gồm: nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, béo phì, tiểu đường, ung thư máu, bệnh về da, và hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ em (SIDS).

    Không những thế, nhiều nghiên cứu cũng đã cho rằng việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời cho đến khi bé 1 tuổi còn giúp bé thông minh hơn và thành đạt hơn sau này.

    NÊN 4: Cho bé chích ngừa đúng lịch

    Cho dù đó là 3 trong 1, 5 trong 1, hay 6 trong 1 thì quan trọng hơn cả vẫn là việc cho bé chích ngừa đúng lịch tiêm chủng chống lại những bệnh sau: yết hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, nhiễm khuẩn Hib, viêm gan siêu vi B, lao, tiêu chảy, viêm phế cầu, và sởi.

    Nếu để bé nhiễm một trong những bệnh trên khi bé dưới 1 tuổi thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn và không có hiệu quả cao.

    NÊN 5: Cho bé ngủ đúng cách

    Không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí ở Mỹ, ngạt thở khi ngủ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

    Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu bé được cho ngủ đúng cách:

    1. Luôn đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng đủ cứng và không bị lún.

    2. Không cho bé nằm gối, đắp chăn, hay để bất kỳ thứ đồ chơi hay vật gì gần bé khi bé ngủ.

    3. Tuyệt đối không sử dụng tấm chắn nôi.

    4. Ba mẹ nên ở cùng phòng với bé để có thể cứu bé kịp thời nếu để ý được điều gì khác lạ trong nhịp thở của bé.

    KHÔNG NÊN 1: Cho bé chưa ăn dặm uống nước

    Việc cho bé dưới 6 tháng tuổi và chưa ăn dặm uống nước là có hại cho bé vì:

    1. Uống nước làm giảm lượng sữa tiêu thụ của các bé dẫn đến suy dinh dưỡng, và làm giảm lượng sữa của người mẹ do bé bú ít đi. Như thế, miễn dịch của bé cũng sẽ yếu đi và do đó dễ nhiễm trùng, nhiễm bệnh hơn.
    2. Uống nước với lượng lớn còn có thể khiến bé bị ngộ độc nước. Khi đó, nước làm loãng các chất trong máu, đặc biệt là muối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bình thường của cơ thể bé, gây hậu quả nghiêm trọng như bị mất nhiệt nhanh chóng hoặc thậm chí bị co giật.

    KHÔNG NÊN 2: Rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi bằng mật ong

    Một trong những cách chăm con kiểu dân gian cực kỳ nguy hiểm mà mình lại thường xuyên nghe mọi người truyền tai nhau là: nên rơ lưỡi cho bé với một ít mật ong là sạch ngay!

    Việc lưỡi của bé bị trắng là việc gần như bình thường và không cần can thiệp thêm gì cả, trừ phi do nhiễm trùng.

    Quan trọng hơn, tuyệt đối không nên đưa mật ong và những sản phẩm có chứa mật ong cho bé dưới 1 tuổi tiêu thụ. Trong mật ong có thể có bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, và sẽ có khả năng gây ra nhiễm trùng đường ruột chết người ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

    KHÔNG NÊN 3: Để bé dưới 1 tuổi ăn bụi đất

    Với điều kiện vật chất thiếu thốn, có một số trẻ sẽ không được nằm ngồi đi lại trong một không gian sạch, mà sẽ là trên nền đất, hoặc nơi có nhiều bụi bẩn. Hoặc đối với những gia đình có để chậu cây trong nhà, bé có thể bốc đất cho vào miệng nếm thử vì tò mò.

    Trong những trường hợp đó, cha mẹ cần chú ý rửa tay, rửa chân, rửa mặt thường xuyên cho bé và đồng thời giám sát bé kỹ lưỡng để hạn chế việc bé bị nhiễm khuẩn từ bụi đất do mút tay chân hay bốc đất ăn. Nếu nhẹ thì có thể gây sốt nóng, ói mửa, tiêu chảy, và nếu nặng thì có thể dẫn đến tử vong, nhất là đối với các bé dưới 1 tuổi.

    KHÔNG NÊN 4: Để bé nằm gối, đắp chăn

    Việc nằm gối lẫn đắp chăn đều có khả năng khiến bé dưới 1 tuổi ngạt thở khi ngủ.

    Ngoài ra, cha mẹ Việt còn thường có thói quen chặn gối chăn xung quanh người bé khi bé ngủ rồi đi làm việc khác cho yên tâm vì nghĩ gối chăn sẽ ngăn bé không lăn đi đâu được. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm vì bé có thể sẽ lăn sát vào gối hay chăn và bị ngộp thở khi ngủ do bị chăn gối che kín mũi và miệng.

    Do đó, đừng để bé dưới một tuổi nằm gối, và nếu bạn sợ bé lạnh thì hãy mặc thêm một số lớp áo cho bé chứ đừng đắp chăn cho bé, và đừng chặn gì xung quanh bé khi bé ngủ, nhất là khi bé chưa biết lật.

    KHÔNG NÊN 5: Để bé chơi với các loại dây và vật thể nuốt được

    Khi bé đã bắt đầu cầm nắm được, bạn nên chú ý xung quanh bé tuyệt đối không nên để các loại dây cắm, dây buộc... trong tầm với của bé để hạn chế khả năng bé bị ngạt thở vì bị dây quấn cổ.

    Không chỉ có vậy, bạn cũng cần để ý không để bất kỳ vật thể nào có đường kính nhỏ hơn 3 cm nằm trong tầm với của bé, nhất là các bộ phận của các món đồ chơi. Nếu bé nuốt vào sẽ có thể bị nghẹn, ngạt thở, và dẫn đến chết não nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

    Chỉ cần bạn nhớ và thực hành 5 điều NÊN và 5 điều KHÔNG NÊN này thì bạn đã và đang góp phần bảo vệ tính mạng con bạn một cách hiệu quả. theo: vnmedia.vn


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Tìm hiểu Cây thuốc vị thuốc Việt Nam, Thông tin Dược liệu, bài thuốc, cây thuốc qúy, trồng dược liệu, Nông nghiệp sạch, Triết lý cuộc sống... CÂY THUỐC QUANH TA, Tham gia đăng bán sản phẩm tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM


    Mẹ nuôi con phải biết 5 điều nên và 5 điều không nên làm với bé sơ sinh

    Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

    90 trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam tử vong mỗi ngày, trong số đó, 50 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày kể từ khi được sinh ra. theo thống kê cho thấy

    Tình trạng này đáng báo động gấp 3 lần đối với trẻ em dân tộc thiểu số so với trẻ em dân tộc Kinh.

    trẻ sơ sinh

    90 trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam tử vong mỗi ngày, trong số đó, 50 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày kể từ khi được sinh ra.

    Theo thông tin từ UNICEF, Việt Nam đã đạt được các tiến bộ to lớn trong việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em trong các thập kỷ qua. Tử vong bà mẹ và trẻ em đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 18.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm ở Việt Nam.

    Các hoạt động trong hợp tác trên sẽ hỗ trợ ​Bộ Y tế trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em thông qua việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế ở bốn tỉnh khó khăn của Việt Nam là Điện Biên, Lào Cai, Kon Tum, Gia Lai.​

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho hay, bên cạnh những hành tựu, Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Đó là sự khác biệt lớn về tình trang sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ trẻ em giữa các vùng, miền; Tốc độ giảm tử vong trẻ sơ sinh chậm hơn nhiều so với tốc độ giảm tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

    Theo các kết quả điều tra gần đây của ngành y tế cho thấy, tỷ lệ tử vong sơ sinh đang chiếm 59% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 70% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Trong số tử vong sơ sinh, có đến 85% ca tử vong xảy ra trong vòng 7 ngày đầu sau đẻ.

    Theo ông Tiến, các số liệu trên khẳng định một thực tế Việt ​Nam cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa vào các can thiệp giảm tử vong sơ sinh, đặc biệt là trong 7 ngày đầu sau đẻ nhằm bảo đảm cho mọi trẻ sinh ra đều được sống, khỏe mạnh.

    Theo đánh giá từ UNICEF, nguyên nhân tử vong sơ sinh chủ yếu là do ngạt, nhiễm trùng và đẻ non. Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh chênh lệch khá lớn giữa các vùng miền và các dân tộc. Chẳng hạn như tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi ở Kon Tum cao gấp 2,6 lần tỷ lệ trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp ba lần trẻ em dân tộc Kinh.

    Những cách đơn giản cứu trẻ sơ sinh

    Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) nhận định rằng nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh tại Việt Nam chủ yếu do ngạt thở, nhiễm trùng và đẻ non. Theo ông Youssouf Abdel-Jelil, đa số các trường hợp tử vong đều có thể phòng ngừa được bằng các cách đơn giản như hỗ trợ chuyên môn cho các mẹ khi sinh đẻ, chăm sóc đúng cách cho các bé ngay sau khi bé chào đời, nhất là cho bé bú mẹ ngay sau sinh, chăm sóc kiểu chuột túi cho các bé, đặc biệt là những bé bị đẻ non và nhẹ cân.

    Vậy nên làm gì và không nên làm gì để giảm thiểu nguy cơ tử vong do ngạt thở, nhiễm trùng, và sinh non cho các bé sơ sinh tại Việt Nam?

    NÊN 1: da chạm da (Skin To Skin - S2S)

    Khi bé vừa chào đời, việc tốt nhất mà bạn nên làm cho bé là hãy để bé được da chạm da với mẹ bằng cách để bé nằm trên ngực mẹ ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên của cuộc đời bé! Ngay cả đối với những bé sinh thiếu tháng thì việc được nằm trên ngực mẹ như thế cũng vẫn tốt hơn là để bé nằm trong lồng kính riêng.

    Đây cũng là thời khắc quan trọng cho việc bú sữa mẹ của bé vì khi này, bé sẽ tự xoay mình trên ngực mẹ theo bản năng để tìm vú, ngậm vú, và mút sữa mẹ.

    NÊN 2: chăm con kiểu chuột túi (Kangaroo Care)

    Sau khi bé được da chạm da với mẹ lúc vừa sinh ra, việc tiếp tục để bé được da chạm da với mẹ hay với cha qua việc chăm sóc bé kiểu chuột túi, nghĩa là việc thường xuyên ôm ấp bé trước ngực trong vòng tay của mẹ hoặc cha mỗi ngày sẽ tiếp tục đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác cho cả bé lẫn cha mẹ.

    NÊN 3: Cho bé bú sữa mẹ

    Sữa mẹ chính là vắc xin đầu đời quan trọng, an toàn, và hiệu quả nhất cho bé. Trong những ngày đầu khi mới sinh con, sữa mẹ sẽ có màu vàng đục, đây chính là loại sữa giàu dinh dưỡng và kháng thể nhất mà các mẹ cần cung cấp cho bé để chống lại sự rình rập của tử thần khi bé còn là một sinh linh mong manh, chưa có khả năng tự miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, và các yếu tố gây bệnh khác.

    Khoa học đã chứng minh những bé được bú sữa mẹ, nguy cơ bị các bệnh sau cũng giảm tối đa, bao gồm: nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, béo phì, tiểu đường, ung thư máu, bệnh về da, và hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ em (SIDS).

    Không những thế, nhiều nghiên cứu cũng đã cho rằng việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời cho đến khi bé 1 tuổi còn giúp bé thông minh hơn và thành đạt hơn sau này.

    NÊN 4: Cho bé chích ngừa đúng lịch

    Cho dù đó là 3 trong 1, 5 trong 1, hay 6 trong 1 thì quan trọng hơn cả vẫn là việc cho bé chích ngừa đúng lịch tiêm chủng chống lại những bệnh sau: yết hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, nhiễm khuẩn Hib, viêm gan siêu vi B, lao, tiêu chảy, viêm phế cầu, và sởi.

    Nếu để bé nhiễm một trong những bệnh trên khi bé dưới 1 tuổi thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn và không có hiệu quả cao.

    NÊN 5: Cho bé ngủ đúng cách

    Không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí ở Mỹ, ngạt thở khi ngủ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

    Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu bé được cho ngủ đúng cách:

    1. Luôn đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng đủ cứng và không bị lún.

    2. Không cho bé nằm gối, đắp chăn, hay để bất kỳ thứ đồ chơi hay vật gì gần bé khi bé ngủ.

    3. Tuyệt đối không sử dụng tấm chắn nôi.

    4. Ba mẹ nên ở cùng phòng với bé để có thể cứu bé kịp thời nếu để ý được điều gì khác lạ trong nhịp thở của bé.

    KHÔNG NÊN 1: Cho bé chưa ăn dặm uống nước

    Việc cho bé dưới 6 tháng tuổi và chưa ăn dặm uống nước là có hại cho bé vì:

    1. Uống nước làm giảm lượng sữa tiêu thụ của các bé dẫn đến suy dinh dưỡng, và làm giảm lượng sữa của người mẹ do bé bú ít đi. Như thế, miễn dịch của bé cũng sẽ yếu đi và do đó dễ nhiễm trùng, nhiễm bệnh hơn.
    2. Uống nước với lượng lớn còn có thể khiến bé bị ngộ độc nước. Khi đó, nước làm loãng các chất trong máu, đặc biệt là muối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bình thường của cơ thể bé, gây hậu quả nghiêm trọng như bị mất nhiệt nhanh chóng hoặc thậm chí bị co giật.

    KHÔNG NÊN 2: Rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi bằng mật ong

    Một trong những cách chăm con kiểu dân gian cực kỳ nguy hiểm mà mình lại thường xuyên nghe mọi người truyền tai nhau là: nên rơ lưỡi cho bé với một ít mật ong là sạch ngay!

    Việc lưỡi của bé bị trắng là việc gần như bình thường và không cần can thiệp thêm gì cả, trừ phi do nhiễm trùng.

    Quan trọng hơn, tuyệt đối không nên đưa mật ong và những sản phẩm có chứa mật ong cho bé dưới 1 tuổi tiêu thụ. Trong mật ong có thể có bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, và sẽ có khả năng gây ra nhiễm trùng đường ruột chết người ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

    KHÔNG NÊN 3: Để bé dưới 1 tuổi ăn bụi đất

    Với điều kiện vật chất thiếu thốn, có một số trẻ sẽ không được nằm ngồi đi lại trong một không gian sạch, mà sẽ là trên nền đất, hoặc nơi có nhiều bụi bẩn. Hoặc đối với những gia đình có để chậu cây trong nhà, bé có thể bốc đất cho vào miệng nếm thử vì tò mò.

    Trong những trường hợp đó, cha mẹ cần chú ý rửa tay, rửa chân, rửa mặt thường xuyên cho bé và đồng thời giám sát bé kỹ lưỡng để hạn chế việc bé bị nhiễm khuẩn từ bụi đất do mút tay chân hay bốc đất ăn. Nếu nhẹ thì có thể gây sốt nóng, ói mửa, tiêu chảy, và nếu nặng thì có thể dẫn đến tử vong, nhất là đối với các bé dưới 1 tuổi.

    KHÔNG NÊN 4: Để bé nằm gối, đắp chăn

    Việc nằm gối lẫn đắp chăn đều có khả năng khiến bé dưới 1 tuổi ngạt thở khi ngủ.

    Ngoài ra, cha mẹ Việt còn thường có thói quen chặn gối chăn xung quanh người bé khi bé ngủ rồi đi làm việc khác cho yên tâm vì nghĩ gối chăn sẽ ngăn bé không lăn đi đâu được. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm vì bé có thể sẽ lăn sát vào gối hay chăn và bị ngộp thở khi ngủ do bị chăn gối che kín mũi và miệng.

    Do đó, đừng để bé dưới một tuổi nằm gối, và nếu bạn sợ bé lạnh thì hãy mặc thêm một số lớp áo cho bé chứ đừng đắp chăn cho bé, và đừng chặn gì xung quanh bé khi bé ngủ, nhất là khi bé chưa biết lật.

    KHÔNG NÊN 5: Để bé chơi với các loại dây và vật thể nuốt được

    Khi bé đã bắt đầu cầm nắm được, bạn nên chú ý xung quanh bé tuyệt đối không nên để các loại dây cắm, dây buộc... trong tầm với của bé để hạn chế khả năng bé bị ngạt thở vì bị dây quấn cổ.

    Không chỉ có vậy, bạn cũng cần để ý không để bất kỳ vật thể nào có đường kính nhỏ hơn 3 cm nằm trong tầm với của bé, nhất là các bộ phận của các món đồ chơi. Nếu bé nuốt vào sẽ có thể bị nghẹn, ngạt thở, và dẫn đến chết não nhanh chóng nếu không được cứu chữa kịp thời.

    Chỉ cần bạn nhớ và thực hành 5 điều NÊN và 5 điều KHÔNG NÊN này thì bạn đã và đang góp phần bảo vệ tính mạng con bạn một cách hiệu quả. theo: vnmedia.vn